VẢI THIỀU ƠI! THƯƠNG QUÁ!
Hè về, những chú chim tú hú lại kêu vang vang dồn dập để goi nắng lên rực rỡ, để những chùm vải chín đỏ mọng trên cành.
Cả vùng đồi núi Lục Ngạn, vải đua nhau chín rộ trên cây. Bao la là vải, ngút ngàn là vải...
Người nông dân ở đây mong mỏi mùa vải này biết bao... Bao nhiêu dự định, ước muốn của họ đều trông vào ...vải.
Và ông trời cũng không phụ lòng trông đợi của họ, đã cho họ một mùa vải bội thu...
Nhưng nụ cười của họ bỗng bị vụt tắt bởi tên Tập Cận Bình khốn kiếp,tên kẻ cướp ấy đã làm cản trở việc lưu thông buôn bán gữa người dân hai nước khiến vải của ta không thể xuất qua biên giới được nữa.
Vải Lục Ngạn dường như quá tải với cung cầu trong nước.
Tôi nhìn những ô tô tải chở vải đầy chất ngất từ Lục Ngạn về chợ nhà tôi mà thấy có cái gì đó buốt nhói trong tim.
Trời đất! Họ chỉ bán được có 10 nghìn đồng một kg vải chín đỏ ngon nuột nà ở chỗ tôi thì thử hỏi tại nơi gốc người nông dân liệu có bán nỏi 5 nghìn một kí không? Có bao nhiêu giọt mồ hôi, nước mắt rơi xuống vì một cân vải chỉ giá 5 nghìn kia?
Với cái giá tiền rẻ mạt ấy liệu có bao nhiêu người nông dân ở đó sẽ không đủ tiền để mua sách vở cho con khi năm học mới đến? Sẽ có nhiều em bé mùa khai giảng tới chẳng có nổi một cái áo đồng phục mới để mặc trong ngày tựu trường. Sẽ có nhiều người có bệnh nhưng chẳng có tiền để chạy chữa. Có nhiều gia đình đã nghèo rồi lại thêm túng quẫn.
Nâng niu quả vải chín mọng trên tay, tôi không khỏi xót xa thương cảm với người đã trồng ra nó.
Tôi bóc một quả vải . Ồ! Tấm thân của nó trắng nuột nà và mọng nước. Tôi đưa lên miệng nếm thử... Chà! Ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Khổ thật ! Vừa ngon, bổ vừa hấp dẫn nhưng vẫn bị ế...
Từ đầu mùa vải đến giờ, tôi luôn ưu tiên mua vải về ăn để ủng hộ người dân Lục Ngạn. Với ai đó, họ quan niệm rằng, yêu nước, thương nòi là phải làm những việc kinh thiên động địa còn với tôi tình yêu ấy luôn được thể hiện bằng những việc làm nhỏ bé nhưng thiết thực với cộng đồng.
Tôi không chỉ mong rằng việc buôn bán giữa hai nước sớm được lưu thông mà còn mong rằng ai đó sớm tìm ra con đường xuất khẩu vải thiều sang Châu Âu và các nước khác để người trồng vải đỡ khổ hơn...
Chim tu hú vẫn kêu, kêu lạc cả giọng và vải vẫn đua nhau chín bạt ngàn nhưng hỏi rằng có bao nhiêu người thực sự xót xa cho cái " duyên phận" trôi nổi của nó???
Ôi! Thương lắm VẢI THIỀU ơi!...
Hè về, những chú chim tú hú lại kêu vang vang dồn dập để goi nắng lên rực rỡ, để những chùm vải chín đỏ mọng trên cành.
Cả vùng đồi núi Lục Ngạn, vải đua nhau chín rộ trên cây. Bao la là vải, ngút ngàn là vải...
Người nông dân ở đây mong mỏi mùa vải này biết bao... Bao nhiêu dự định, ước muốn của họ đều trông vào ...vải.
Và ông trời cũng không phụ lòng trông đợi của họ, đã cho họ một mùa vải bội thu...
Nhưng nụ cười của họ bỗng bị vụt tắt bởi tên Tập Cận Bình khốn kiếp,tên kẻ cướp ấy đã làm cản trở việc lưu thông buôn bán gữa người dân hai nước khiến vải của ta không thể xuất qua biên giới được nữa.
Vải Lục Ngạn dường như quá tải với cung cầu trong nước.
Tôi nhìn những ô tô tải chở vải đầy chất ngất từ Lục Ngạn về chợ nhà tôi mà thấy có cái gì đó buốt nhói trong tim.
Trời đất! Họ chỉ bán được có 10 nghìn đồng một kg vải chín đỏ ngon nuột nà ở chỗ tôi thì thử hỏi tại nơi gốc người nông dân liệu có bán nỏi 5 nghìn một kí không? Có bao nhiêu giọt mồ hôi, nước mắt rơi xuống vì một cân vải chỉ giá 5 nghìn kia?
Với cái giá tiền rẻ mạt ấy liệu có bao nhiêu người nông dân ở đó sẽ không đủ tiền để mua sách vở cho con khi năm học mới đến? Sẽ có nhiều em bé mùa khai giảng tới chẳng có nổi một cái áo đồng phục mới để mặc trong ngày tựu trường. Sẽ có nhiều người có bệnh nhưng chẳng có tiền để chạy chữa. Có nhiều gia đình đã nghèo rồi lại thêm túng quẫn.
Nâng niu quả vải chín mọng trên tay, tôi không khỏi xót xa thương cảm với người đã trồng ra nó.
Tôi bóc một quả vải . Ồ! Tấm thân của nó trắng nuột nà và mọng nước. Tôi đưa lên miệng nếm thử... Chà! Ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Khổ thật ! Vừa ngon, bổ vừa hấp dẫn nhưng vẫn bị ế...
Từ đầu mùa vải đến giờ, tôi luôn ưu tiên mua vải về ăn để ủng hộ người dân Lục Ngạn. Với ai đó, họ quan niệm rằng, yêu nước, thương nòi là phải làm những việc kinh thiên động địa còn với tôi tình yêu ấy luôn được thể hiện bằng những việc làm nhỏ bé nhưng thiết thực với cộng đồng.
Tôi không chỉ mong rằng việc buôn bán giữa hai nước sớm được lưu thông mà còn mong rằng ai đó sớm tìm ra con đường xuất khẩu vải thiều sang Châu Âu và các nước khác để người trồng vải đỡ khổ hơn...
Chim tu hú vẫn kêu, kêu lạc cả giọng và vải vẫn đua nhau chín bạt ngàn nhưng hỏi rằng có bao nhiêu người thực sự xót xa cho cái " duyên phận" trôi nổi của nó???
Ôi! Thương lắm VẢI THIỀU ơi!...