SỰ TÍCH THÁNH MẪU LIỄU HẠNH


Dành cho các bạn thích tìm hiểu về CHÚA LIỄU HẠNH và ĐẠO MẪU
.........................................
................................
 Liễu Hạnh công chúa là con gái của đức vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, dó sơ ý làm vỡ ly ngọc mà bị lưu đầy trần gian.
 Bà là nữ thần duy nhất trong TỨ BẤT TỬ của Việt Nam, cùng với thần TẢN VIÊN, THÁNH GIÓNG, CHỬ ĐỒNG TỬ.
Qua ba lần giáng sinh hạ giới. CHÚA LIỄU HANH nổi tiếng về sự hiếu đạo, được người đời truyền tụng, suy tôn làm  MẸ CỦA MUÔN LOÀI
 Bà là biểu tưởng cho sức mạnh của phụ nữ, đề cao hạnh phúc, quyền tự do, độc lập tư tưởng, vừa được kính nể, vừa được yêu mến.
 Các nguyên tắc của Mẫu liên quan đến  vấn đề trừng phạt kẻ xấu, ban thưởng người tốt là thông điệp về sự công bằng xã hội trong nhân dân ở thời kì loạn lạc từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19

Trong ĐẠO MẪU chúa Liễu Hạnh, là vị thánh chủ, được thờ chính ở Phủ Giày, Vụ Bản, Nam Định, đền Sòng Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 
Theo tài liệu chép lại thì Mẫu có tích như sau: Bà có tên Phạm Thị Nga- gắn với thuyết ở Phù Nập, tên Lê Thị Thắng - theo ghi nhận gia phả dòng họ Lê, Giáng Tiên, đệ nhị Quỳnh Hoa, Liễu Hạnh, Vân Hương đệ nhất Thánh Mẫu- Theo Vân Cát nữ...
Tuy nhiên, từ xưa tới nay, danh hiệu công chúa Liễu Hạnh, hay Mẫu Liễu Hạnh đã đi sâu vào tâm thức mọi người dân Việt và trở thành thành bất tử.
TAM SINH TAM HÓA:
Tương truyền, chúa Liễu Hạnh là một cô gái xinh đẹp, đã trải qua  TAM SINH TAM HÓA, điển tích ghi trong Quảng Cung điền và  Quảng cung linh từ phả kí, bà là con gái thứ hai của vua cha Ngọc Hoàng, được giáng sinh vào họ Phạm, tên là Phạm Thị Nga ( ngày 06/3/1434)
 Bà là người có nhan sắc nghiêng nứớc nghiêng thành, nhưng không chịu lấy chồng.
Bà quyết tâm ở nhà phụng dưỡng cha mẹ, cứu giúp người nghèo, tu sửa đền chùa. Nhưng vào ngày 30 tháng 2 năm quý tỵ ( 1473) thời Lê Thánh Tông, thì bà về trời hưởng thọ 40 tuổi.
  Lần thứ 2, Mẫu giáng sinh ở thôn Vân Cát ( Phủ Giầy, Vụ Bản Nam Định)
Trong tiệc Bàn Đào, bà sơ ý làm rơi chén ngọc, bị vua cha lưu đày hạ giới, làm con của gia đình Lê Thái Công ở thôn An Thái vào năm Thiên Hựu, đời hậu Lê ( 1557), khi phu nhân Lê Thái Công hạ sinh được cô con gái, ông đặt tên là Giáng Tiên.
Lớn lên, Giáng Tiên xinh đẹp, giỏi văn thơ, đánh đàn, thổi sáo, soạn nhiều bài hát rất hay. 
Năm 18 tuổi bà kết hôn cùng Đào Lang, là con của một vị quan trí ở cùng làng.
 Ba năm sau, vào ngày 03 tháng 3, Giáng Tiên đột ngột từ trần.
 Về thiên cung, bà không nguôi nhớ cha mẹ, chồng con nên đã xin với vua cha cho tiếp tục hạ phàm.
Lần thứ 3, bà đầu thai thành vị nữ thần, cùng đi với Quế Nương và Thị Nương.
Ba tiên nữ đã hiện xuống trần gian giữa ban ngày ở Phố Cát, tỉnh Thanh Hóa, sau đó họ đã chu du khắp đất nước, làm phúc cứu dân.

SẮC PHONG CỦA CÁC TRIỀU VUA:
Để ghi nhân công lao của chúa Liễu Hạnh, các triều đại nhà Lê, rồi Tây Sơn, đến nhà Nguyễn đã ra sắc phong cho bà : " Ban cho họ Trần Lê xã Tiên Hương, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định phụng thờ công chúa Liễu Hạnh, Ngọc nữ tiên đình Đế Thích, vị tôn thần giúp nước, giúp dân, sáng tỏ đức thiêng.
 Nay tỏ rõ ơn thân vân lớn, phong làm TRANG HUY DỰC BẢO TRUNG HƯNG THƯỢNG ĐẲNG THẦN, chuẩn y cho phụng thờ, ngô hầu giúp đỡ dân tạ lâu dài, kính vậy thay!"
 Dân gian thương nhớ, tôn sùng đã lập đền thờ bà trọng thể ở Phủ Giầy, đền ở Phố Cát, đền Sòng ở Thanh Hóa.
Ở Hà Nội, có thờ vọng bà ở Tây Hồ ( Phủ Tây Hồ).

__________________________

Princess Lieu Hanh is the daughter of Jade Emperor, who inadvertently breaks the jade glass and is sent to the Earth.
She is the only goddess in THE FOUR IMMORTALS of Vietnam, along with TAN VIEN SAINT, GIONG SAINT and CHU DONG TU.
Over three times of birth on Earth,  Lieu Hanh Princess is famous for her piety and is worshipped as the MOTHER OF ALL BEINGS.
She symbolizes the power of women who regard highly happiness, freedom and independence.
The principles of Lieu Hanh Goddess are related to the reward of good people and the punishment of bad people. They are the messages of social justice among the people from the 17th century to 19th century.


In the Mother Goddess religion, Lieu Hanh Princess is the highest and is worshipped mainly in Phu Giay, Vu Ban, Nam Dinh and Song Son Temple, Thanh Hoa.
According to the legend, Princess Lieu Hanh was Pham Thi Nga - associated with the theory in Phu Nap. Her name was Le Thi Thang - according to the geneaology of Le family, Giang Tien, Quynh Hoa the second, Lieu Hanh, Van Huong Mother Goddess the first - according to Van Cat nu...
However, from the old days, the title Lieu Hanh Princess has been embedded in the mind of people and has become immortal.
THREE TIMES OF BIRTH AND DEATH:
Legend has it that Princess Lieu Hanh is a beautiful lady who has been born and passed away three times on Earth. According to the legend written in the record of Quang Cung, she is the second daughter of Jade Emperor, born into the Pham family and was named Pham Thi Nga (06/03/1434).
She was the beauty of the country, but refused to get married.
She was determined to stay at home to support her parents, help the poor and repair temples. On the 30th of February in 1473 during Le Thanh Tong time, she returned to the heaven at the age of 40.

On the second time, Lieu Hanh Princess was born in Van Cat commune (Phu Giay, Vu Ban, Nam Dinh).
At the party of the heaven, she accidentally broke the jade glass, and was sent to the Earth and was born into the family of Le Thai Cong in An Thai commune in the year of 1557 in the time of Hau Le. The wife of Le Thai Cong gave birth to a daughter named Giang Tien.
Growing up, Giang Tien was so beautiful and was good at writing poetry, playing flute and composing songs.
At the age of 18, she got married to Dao Lang, the son of a mandarin in the village.
After three years, on the 3rd of March, Giang Tien passed away.
Returning to the heaven, she missed her parents and her husband so she begged Jade Emperor to allow her to return to the Earth the third time.
On the third time, she was born into a goddess, together with Que Nuong and Thi Nuong.
Three fairies appeared on Earth at midday in Pho Cat, Thanh Hoa. After that, they travelled around the country to help the poor.

HER TITLE THROUGHOUT DIFFERENT DYNASTIES:
To commemorate the merits of Lieu Hanh Princess, the Le, Tay Son and Nguyen dynasties issued an ordinance for her: "The Tran Le families in Tien Huong commune, Vu Ban district, Nam Dinh province should worship Lieu Hanh Princess, the fairy of the heaven, a goddess who has helped the country, the citizens."
To pay respect to her, people rewarded her the title TRANG HUY DUC BAO TRUNG HUNG THUONG DANG THAN."

People worshipped her and built her a temple in Phu Giay, another in Pho Cat and Song temple in Thanh Hoa.
In Hanoi, her temple is located in Tay Ho.




My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes