Ý NGHĨA CỦA MÂM CƠM TẤT NIÊN


Mem mào còn chưa hiểu thấu thì vô cả đây nha!
...............
...........................
Hàng năm, cứ vào chiều 30 tết, mỗi gia đình  người Việt đều chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn để cúng ông bà, tổ tiên, tiễn năm cũ và mong những điều an lành trong năm mới.
Sau đó,  người ta hạ lễ để con cháu sum họp, quây quần bên mâm cỗ thụ lôc, cùng chúc nhau những điều tốt đẹp, tiễn những điều không may, xui xẻo trong năm.
MÂM CƠM TẤT NIÊN giống như bữa tiệc thường niên của người Việt, là phong tục tập quán lâu đời mang nét đẹp văn hóa,  thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt Nam.
Sau một năm bộn bề lo toan vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi nhà đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, khang trang, sửa soạn lễ nghi tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón tết.
Mâm cơm tất niên không cần quá cầu kì, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của mọi người để tri ân trời đất, thần linh cùng gia tiên tiền tổ đã phù hộ cho gia chung được bình an trong năm qua.
MÂM CƠM TẤT NIÊN:
Người ta thường làm 2 mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên trên bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng trời, đất trước sân nhà.
 Tùy theo điều kiện của từng gia chủ và phong tục tập quán của mỗi địa phương mà người ta sửa soạn lễ vật thịnh soạn hay thanh đạm, nhưng  một số món phổ thông gần như bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt như sau: Hoa, quả, đèn nến, trầu cau, rượu thịt, bánh chưng, vàng mã... được bày biện trang trọng trên mâm lễ cúng.
 Ở miền Bắc, vào tháng áp chóp của năm ( tháng chạp), người ta thường ra mộ ông bà, tổ tiên mời các cụ về nhà ăn tết cùng cháu con, để  bày tỏ lòng hiếu kính với những người thân đã khuất.

Bữa cơm tất niên là một nét văn hóa từ lâu đã in đậm trong tâm trí người Việt. Nó đã trở thành một nét đẹp truyền thống, nét đạo lý sâu xa của dân tộc  về việc giáo dục chữ HIẾU, NGUỒN CỘI... cho con cháu, nhắc nhở họ về những kỉ niệm và công lao của ông bà, tiên tổ...

......................
On December 30th (Lunar Calendar), most families in Vietnam prepare lavish feasts to pay respect to ancestors, say goodbye to the year and wish luck for the new year.
After the ceremony, they take the offerings down so that family members can get together and enjoy the food, forcing bad luck away and hoping that good luck will come.
The NEW YEAR EVE FEAST is similar to regular meals and is a long-lasting tradition of Vietnamese people, representing the religious custom of the country.
After days of hard work, Vietnamese families clean up the house, prepare for the New Year Eve ceremony to welcome a prosperous new year.
The New Year Eve feast needs not to be grand, yet, necessary in order for people to show respect to ancestors and Gods who have blessed the family a peaceful year.


NEW YEAR EVE FEAST:
People often make two trays, one being placed on the altar inside for ancestors and another outside for Gods in Heaven.
Depending on the budget, people can prepare a suitable feast, yet, some traditional dishes include flowers, fruits, candles, betel and areca, wine, meat, Chung cake and joss paper... which are put formally on trays of offerings.
In the North, in December (Lunar Calendar), people often visit the cementaries of their ancestors to invite them home to enjoy the food.
The New Year Eve feast has been a tradition deeply embedded in the mindset of Vietnamese people. It has become a cultural beauty which educates them about PIETY and THEIR ORIGIN and reminds them of their ancestors' merits.


My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes