VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CÔ CHÍN SÒNG SƠN


Dành cho các bạn thích tìm hiểu về ĐẠO MẪU
...................................................
........................................
1- ĐỀN CÔ CHÍN SÒNG SƠN: Đền cô tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. 
Nếu từ Hà Nội về thì Đền Mẫu Sòng Sơn nằm ở bên phải đường, còn đền cô nằm ở phía bên trái. Hai đền chỉ cách nhau chừng 1 km.
Đền CÔ CHÍN SÒNG SƠN là nơi thờ chính của cô và nơi đây cũng được coi là nơi thờ chính của MẪU CỬU, CHẦU CỬU. 
Do danh tiếng của cô Chín quá lớn, nên đôi khi người ta nghĩ rằng, đây chỉ là nơi thờ chính của cô. 
Hiện nay, trong cung cấm của đền là nơi thờ MẪU CỬU, còn một cung riêng ở bên tay trái thờ CHẦU CỬU.
 Vì cô Chín không chỉ là  hầu cận của Mẫu Liễu Hạnh mà còn hầu cận cho Mẫu Cửu Trùng nên Mẫu Cửu Trùng được thờ trong cung cấm đền cô.
Mẫu Cửu tuy không giáng trần nhưng vẫn có một đền thờ riêng tại ĐỀN MẪU CỬU tại Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội. Đó là nơi được coi là đền thờ chính của Mẫu Cửu Trùng, còn ở đền Cô Chín Sòng Sơn được coi là nơi thờ chính thứ hai của Mẫu Cửu.
THÂN THẾ CỦA CÔ CHÍN SÒNG SƠN:
Theo truyền thuyết: Cô Chín Sòng Sơn vốn là tiên nữ thiên đình, có một lần vô tình đánh rơi chén ngọc của vua cha Ngọc Hoàng nên bị lưu đày hạ giới để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh.
 Khi giáng trần, cô đã bôn ba khắp ngả trời Nam, sau về Thanh Hóa thấy cảnh lạ đẹp thay nên cô liền họp các thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ sung làm nhà, lấy cây si mắc võng.
 Sau đó, nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ. Vì thế người ta về đền lễ hay dâng cô Chín võng đào.
 Cô là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người căn cô thường có khả năng xem bói, chữa bệnh, gọi hồn.
 Khi ngự đồng, cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bệnh.
 Cô rất hay ngự đồng, hầu hết các thanh đồng khi hầu Thánh đều hầu giá cô.
Khi giáng đồng, cô thường mặc áo phơn phớt đào phai, múa quạt tiến Mẫu, đôi khi múa cờ tiến vua, có khi dệt gấm thêu hoa, rồi lại múa cánh tiên.
 Ai cầu đảo cô thì sắm sửa lễ vật: Quả nón đỏ, hài hoa, vòng hồng hay võng đào.
Có lẽ cô Chín là một thánh cô nổi tiếng nhất trong các thánh cô nên hầu hết các đền phủ đều có ban riêng thờ cô.  ( hoặc thờ chung với cô Bơ hoặc chung với TỨ PHỦ THÁNH CÔ, hoặc thờ ở lầu riêng ở PHỦ QUẢNG CUNG ở đền MẪU SÒNG SƠN)
 Tương truyền, CÔ CHÍN SÒNG SƠN- chính là CỬU THIÊN HUYỀN NỮ- con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng đế.
 Khi cô Chín giáng trần, cô bán nước ở cổng đền BA DOI
Ban đầu, những kẻ thiển cận người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi, tìm mọi cách diệt trừ.
 Cô Chín tức giân đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách bọn họ lại rồi hành cho dở dại dở điên. Chính vì  thế trong văn có câu: " Làm cho trăm chứng hiểm nghèo, khi lội xuống suối khi trèo lên cây".
 Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài bói toán , cô Chín đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó trăm trận trăm thắng.
 Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ cô.
 Trước đền thờ có 9 cái giếng tự nhiên do đền cô cai quản nên có câu:  "Cô Chín quyền cai chín giếng".
 Vậy nên CÔ CHÍN SÒNG SƠN còn gọi là CÔ CHÍN GIẾNG.
 Vào những năm 70 của thế kỉ xx, chính quyền đã phá đền để thực hiện công cuộc bài trừ mê tín dị đoan của nhà nước.
 Ông chủ nhiệm hợp tác xã chỉ huy trực tiếp chỉ huy công cuộc phá dỡ.
Ông còn lớn tiếng tuyên bố: " Nhiều người bảo đền cô linh thiêng, tôi phá xem còn linh thiêng hay không"
  Có điều sau đó, gia đình ông đã gặp phải nhiều chuyện kém may mắn.
Vợ ông chết, rồi các con ông chết gần hết, chỉ còn một cậu con trai lơ ngơ, lang thang, lưu lạc nơi đâu không rõ.

NGÀY TIỆC CÔ CHÍN SÒNG SƠN:
Tiệc cô vào ngày 19 tháng 9 âm lịch hàng năm.
      

My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes