-ĐẠO MẪU- TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở VIỆT NAM QUA CÁCH NHÌN CỦA TRÀ MY VŨ- PHẦN 1





LỜI TÁC GIẢ:
Dưới đây, chỉ là vài nét sơ  lược về ĐẠO MẪU  qua cách nhìn của TMV .
...............................................................................................................

Đạo Mẫu là tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ các nữ thần, gọi là Thánh Mẫu, là một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng và bản sắc của dân tộc ta.
Đạo Mẫu chủ yếu được thờ ở các đền, phủ , điện và các điện Mẫu của các chùa (tiền Phật, hậu Mẫu) ở Miền Bắc Việt Nam.
...........................................................................................
Nguồn gốc của đạo Mẫu không được ghi chép trong sách vở, nó có nguồn gốc từ thời tiền sử vì người Việt thờ các vị thần linh thiên nhiên ( nữ thần) và coi đó là thánh Mẫu.
Sau rồi, khái niệm đó được mở rộng thì Thánh Mẫu bao gồm cả những vị nữ anh hùng có công hộ quốc (nhân vật lịch sử) được nhân dân tôn thờ và  thần thánh hóa họ thành THÁNH MẪU.
Sự phát triển của đạo Mẫu theo ông Ngô Đức Thịnh thì được chia làm 3 giai đoạn:
-  Thờ các vị thần thiên nhiên có đặc điểm giống  người mẹ
- thờ các thánh Mẫu và nữ thần có đặc điểm giống mẹ như Mẹ Âu Cơ ( Mẫu Âu Cơ)
- Thờ các Thánh Mẫu tam , tứ phủ ( trong các đền phủ).
Thánh Mẫu  (đạo Mẫu ) có phẩm chất thần thánh nhưng cũng rất con người. 
Có một nét ưu việt của đạo Mẫu khiến tôi rất tâm đắc là đạo không chú trọng tới kiếp sau  ( đạo Phật, đạo Thiên Chúa...) mà quan tâm đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc ngay kiếp này.
Những tín đồ của đạo, có công sẽ được thưởng và có tội sẽ bị các thánh phạt ngay để khích lệ hoặc răn đe.
Ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch vừa rồi, tại phủ giầy đã diễn ra lễ đón bằng Unesco ghi danh di sản " thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt"
Nghi lễ thờ cúng:
 Người dân Việt với nguyện vọng kêu cầu  thần thánh để  có sức khỏe, được mùa màng bội thu, cuộc sống yên bình nên các bài hát trong lễ rất giản dị, dễ hiểu giống như những làn điệu dân ca vậy.

Đạo Mẫu có các nghi lễ tổ chức theo âm lịch, có nhiều người tham gia. Các nghi thức hành lễ không được đào tạo chính quy, chủ yếu là do khẩu truyền từ đời này, qua đời khác.

Nghi thức phổ biến nhất là LÊN ĐỒNG hay còn gọi là HẦU BÓNG.
 Người ta tin rằng, linh hồn của các vị thánh sẽ nhập vào các ông đồng, bà đồng, để lắng nghe nguyện vọng của dân chúng.
 Nói một các khác, người hầu đồng cũng giống như một nghệ sĩ đóng nhiều vai trong buỗi tiệc lễ.
Ước tính có 72 giá đồng, nhưng thông thường mọi người chỉ hầu khoảng hơn hai mươi giá.
Trong lễ hầu,  sẽ có cung văn ( những người đàn, hát, trống phách, sáo nhị) và tay quỳnh, tay quế ( người thay khăn áo, cài châm, thắt đai, dâng hương, rượu, trà thuốc cho ngài).
Có thể nói, cung văn và hầu dâng ( tay quỳnh, tay quế) là những tác nhân vô cùng cần thiết cho một vấn hầu. Có người còn nói nó giống như linh hồn của tiệc hầu.
Các giá đồng  bao gồm:
:-  Ba giá Mẫu: Mẫu thiên tiên, Mẫu thượng ngàn, Mẫu thoải phủ .
Ở giá Mẫu,  bà đồng chỉ ngồi phủ khăn và làm dấu tay rồi xe giá ( ý chỉ Mẫu thăng) vì trong đạo Mẫu, Mẫu là nhân vật tối cao nhất, dĩ nhiên Người không phải hầu.
- Các giá nhà Trần :
 Bao gồm: Đức thánh Trần( Trần hưng Đạo đại vương), đệ nhất vương cô, đệ nhị vương cô, đệ tam thánh tử, đệ tứ thánh tử, cô bé Cửa Suốt, cậu bé Cửa Đông, tướng quân Phạm Ngũ Lão...
Tuy nhiên, chỉ những thanh đồng kim chi đôi nước( cả nhà Trần và tứ phủ) mới hầu các giá nhà Trần.
- Tam tòa chúa bói
 Chúa Tây Thiên, chúa bói Nguyệt Hồ, chúa Lâm Thao.
Thường các thanh đồng có căn soi căn bói mới hầu tam vị chúa bói.
Ngoài ra, các thanh đồng họ Vũ, hay các thanh đồng ở Hải Phòng, Bắc Giang... sẽ hầu chúa Năm Phương 
( bà họ Vũ và quê gốc ở Hải Phòng)
- Ngũ vị tôn quan: 
Quan đệ nhất thượng thiên, quan đệ nhị thượng ngàn, quan đệ tam  thoải phủ, quan đệ tứ khâm sai, quan đệ ngũ Tuần Tranh.
Ngoài ra, khi về đền Đồng Bằng ( thờ đức vua cha Bát Hải Động Đình), người ta sẽ hầu thêm quan Điều Thất.
- Thập nhị chầu bà: 
Chầu đệ Nhất thượng thiên, chầu đệ Nhịị Đông Cuông, chầu đệ tam thoải phủ, chầu đệ Tứ khâm sai, chầu N suối lân, chầu Lục cung nương, chầu bảy Tan La, chầu Tám Bát Nàn, chầu Cửu Sòng Sơn, chấu Mười Đồng Mỏ, chầu 11 vàc Chầu Bé Bắc Lệ
- Thập vị ông hoàng: 
Ông hoàng Cả, ông hoàng Đôi thượng, ông hoàng Bơ, ông Tư, Ông Năm, ông Sáu ( có người cho rằng ông Năm, ông Sáu là một), ông Bẩy Bảo Hà, ông Tám Bát Nàn, ông Chín Cờn, ông Mười Ngệ An.
- Thập nhị tiên nàng: 
Cô Cả, cô Đôi Thượng, cô Bơ Thoải, cô Tư, cô Năm Suối Lân, cô Sáu, cô Bảy Tân An, cô Tám đồi chè, cô chín Sòng Son, cô Mười, cô mười một, cô bé Suối Ngang.
Ngoài ra, còn những cô bé ở nhiều địa phương khác như: cô Minh Lương, cô bé Mỏ Than...
-  Tứ phủ thánh cậu: 
Gồm có 12 Thánh Cậu. Các Thánh Cậu là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹ, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động, ánh Cậu  hầu như không có tài liệu ghi chép lại.
       Tứ Phủ Thánh Cậu về quy định thì có 12 Cậu, nhưng việc xác định các cậu được thờ chính ở những đền nào thì không cụ thể, thường thì các cậu ngự tại Lầu Cậu tại các đền, phủ. 
Khi hầu đồng, thanh đồng sẽ hầu các giá đồng:
+ múa cờ, kiếm, đao...  -  dành cho 5 quan lớn
+Các ông hoàng thì đi hèo, múa cờ...
 +Các cậu bé thường đi hèo. 
+ Các chúa, chầu, cô thì thường múa mồi, múa quạt, chèo thuyền...
 Trong buổi lễ hầu:
Ghế hầu  sẽ mặc các bộ trang phục ( hợp với từng giá hầu)  sẽ  múa những điệu múa linh thiêng, hòa theo tiếng trống phách, đàn sáo và  cả  những câu hát văn  ( do cung văn thể hiện) ngọt nào, sâu lắng, da diết,  kể về nơi đã sinh ra, lớn lên cùng những thần tích của các vị thánh trong giá hầu đó.
 Sự hòa quyện tuyệt vời đó đã  khiến cho cái ghế hầu thánh và tất cả những người có mặt... có cảm giác mình đang được tham dự vào HỘI QUẦN TIỀN.
  
                                                           









_________________________________

The Mother Goddess religion is the traditional religion of Vietnam worshipping the goddesses, called the Mother Goddesses. It is an important part of the belief system and identity of our nation.
The Mother Goddess religion is mainly worshipped in the temples and shrines (Buddhism at the front, the Mother Goddesses in the back) in the North of Vietnam.

The origin of the Mother Goddess religion was not recorded in books, it has its origin in prehistoric times because the Vietnameses worship natural goddesses and regard them as mother goddesses.
After that, the concept was extended to include national heroes (historical figures) who were worshipped and sanctified  by the people as mother goddesses.

The development of the Mother Goddess religion, according to Mr. Ngo Duc Thinh, is divided into three phrases:
- Worshipping the gods of nature who have the same characteristics as mothers
- Worshipping the Mother goddesses who have the same characteristics as mothers like Mother Au Co (Au Co Goddess)
- Worshipping the Mother Goddesses in the Mother Goddess religion (like in temples)
The mother goddesses (in the Mother Goddess religion) are saints and they are very humane.
A strength of the religion is that it does not focus on the afterlife, yet, it cares about improving the present life of people.

Believers of the religion who have merits are rewarded while those who are guilty are punished in order to encourage good activities and deter bad ones.
On the 6th of March in 2017, a ceremony was organized to welcome a UNESCO certificate in recognition of the worship of the Mother Goddesses in Three Realms as intangible heritage.

Worshipping ceremony:
Vietnamese people, with a desire to call for the gods to have health, good harvest and peaceful life, so the songs in the ceremony are very simple and easy to understand.

In the Mother Goddess religion, ceremonies are organized according to the lunar calendar with many participants. The ceremonial practices are not formal trainings, they are mainly words of mouth from one generation to another.

The most common ceremony in the religion is trance ceremony ("LEN DONG") or it is called "HAU BONG".
It is believed that the souls of the saints enter into the spirit mediums in order to listen to the aspirations of the citizens.
In other words, a spirit medium is like an artist who plays many roles in the ceremony.
Its is estimated that there are 72 chanting-trancing acts called "gia dong", yet, people only do 20.

In the ceremony, there are assistants whose job is to facilitate the spirit medium's incarnation. Some play the music and shifts from one music style to the next depending on which god is being incarnated. Two assistants help the medium to change clothes to match the particular gods they are incarnating, set the belts, incense, tea and wine for the deities.
It can be said that they are very important for a 'hau dong' ceremony. Some even say that they are the soul of the party.

The incarnations include:
- Three Mother Goddesses: the Goddess of Heaven, Mountain and Forest Goddess and Water Goddess
In the Mother Goddess incarnation, the medium is only covered with a towel and raises his/her hand to indicate that the goddesses have returned to Heaven because in the religion, mother goddesses are the highest in rank.
- Tran dynasty incarnations include: King Tran Hung Dao, Vuong Co the first, Vuong Co the second, Thanh Tu the third, Thanh Tu the fourth, co be Cua Suot, cau be Cua Dong, General Pham Ngu Lao...
However, only the spirit mediums who follow both the Tran dynasty and the Mother Goddess religion call on the incarnations of Tran dynasty.
- Three fortune-telling Goddesses:
Tay Thien Goddess, Nguyet Ho Goddess and Lam Thao Goddess.
Often, the spirit mediums who have the fortune-telling ability call upon these incarnations.
In addition, the spirit mediums who belong to the Vu family or the ones who live in Hai Phong or Bac Giang often call upon Nam Phuong Goddess (her last name is Vu and her hometown is Hai Phong)
- Five mandarins:
The mandarin of heaven, the mandarin of mountain and forest, the mandarin of water, Kham Sai mandarin, Tuan Tranh mandarin.
Besides, when going to Dong Bang Temple, the spirit medium often call on Dieu That mandarin.
- Twelve goddesses ("chau ba")
The first Goddess of Heaven, the second Goddess of Dong Cuong, the third Goddess of Water, the fourth kham sai Goddess, the fifth Suoi Lan Goddess, the sixth Goddess, the seventh Tan La Goddess, the eighth Bat Nan Goddess, the ninth Song Son Goddess, the tenth Dong Mo Goddess, the eleventh Goddess and Bac Le Goddess.
- Ten gods ("ong hoang")
The first God, the second God, the third God, the fourth God, the fifth God, the sixth God (many people think the fifth and sixth gods are one), the seventh Bao Ha God, the eighth Bat Nan God, the ninth Con God, the tenth Nghe An God.
- Twelve fairies:
The first fairy, the second fairy, the third fairy (Miss Bo), the fourth fairy, the fifth Suoi Lan fairy, the sixth fairy, the seventh Tan An fairy, the eighth "doi che" fairy, the ninth Song Son fairy, the tenth fairy, the eleventh fairy, Suoi Ngang fairy.
Besides, there are many "co be" in different areas: "co be" Minh Luong, "co be" Mo Than...
- Twelve "thanh cau":
"Thanh cau" are the figures of young and energetic boys. There are barely any records of "thanh cau".

When the spirit mediums do the trance acts, they often:
- use the flag and swords... - for the incarnations of 5 mandarins
- use the flag and sticks... - for the incarnations of ten gods ("ong hoang")
- use the sticks - for the incarnations of "thanh cau"
- use the burning incense, fans and row the boat - for the incarnations of goddesses

At the ceremony:
The spirit medium wears the costumes belonging to each "gia dong", dance the sacred movements along with the drum beats, flute and sweet and deep music which tells about the origin of each deity.
The great harmony has made the spirit medium and the attendees have a feeling that they were in the party with the fairies in Heaven.






My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes