SỰ TÍCH NHƯỢNG VƯƠNG TRẦN QUỐC TẢNG- ĐỆ TAM VƯƠNG TỬ

                                                                                             

                                                                                                                                                
Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng Đệ Tam Vương Tử. 

Đức Thánh Ông Hưng Đạo Đại Vương có tất cả bốn người con trai gọi là: Tứ Vị Vương Tử, nhưng chỉ có Đức Ông Đệ Tam là thường được hầu trong hàng Trần Triều.
Ông vốn là con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương.
 Sau này,  khi hỏi ý kiến về di nguyện của An Sinh Vương Trần Liễu trước đây, Đức Đại Vương có hiểu lầm ẩn ý trong câu trả lời của ông  và nghĩ rằng ông muốn tạo  phản nên sai ông ra trấn thủ đất Vân Đồn, Quảng Ninh (thực chất là đày ông ra đó) và không cho ông phủ phục trước di quan khi Hưng Đạo Đại Vương mất.
Tuy bị hàm oan, phải chịu lưu đày ra cửa ải nhưng ông vẫn một lòng vì nước vì dân, có công lớn trong công cuộc trấn giữ cửa ải ở đất Quảng Ninh.
 Vì công lao của ông trong việc trấn ải ở cửa biển nước ta nên người đời suy tôn ông là: Đức Đệ Tam Phó Súy Đông Hải Đại Vương Trần Quốc Tảng, còn trong tín ngưỡng hầu đồng, người ta thường thỉnh ông là : Đức Ông Đệ Tam hay Đệ Tam Đức Thánh Ông Cửa Suốt, Cửa Đông.
Thế nên văn thỉnh ông mới thường có câu: "Trần Triều thánh tử đệ tam, Đức ông Đông Hải xe loan ngự về"

 Thông thường những người hầu Hội Đồng Trần Triều thường hay hầu về Đức Ông Đệ Tam.
Khi về ngự đồng, ông thường mặc trang phục màu đỏ giống với Đức Thánh Trần, hoặc  có một số nơi người ta  mặc áo trắng ( sỡ dĩ là vì sự giao thoa giữa tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và Đạo Mẫu Tứ Phủ nên coi hàng Đệ Tam mặc áo trắng, hơn nữa ông cũng trấn giữ nơi cửa biển (thoải) là Cửa Đông, Cửa Suốt)
Khi ông ngự đồng cũng làm các ấn phép giống với Đức Đại Vương như: lên đai thượng, rạch lưỡi ban dấu mặn, thư phù bắt quyết…
Trong văn Đức Ông Đệ Tam cũng có đoạn hát kể về điển tích của ông như: “Thời Trần Thị mở mang Nam Hải, Đức Đệ Tam dòng dõi kim chi”
 Đền thờ Đức Ông Đệ Tam quy mô và bề thế nhất là Đền Cửa Ông ở ngoài Quảng Ninh.
Ngày đại tiệc của Đức Ông Đệ Tam là ngày 3/2 âm lịch

 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Trần Quốc Tảng một vị tướng tài và là con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Ông được thờ tại Đền Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh.
 Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
Được tin đại quân do Trần Hưng Đạo chỉ huy không chống cự nổi trước thế mạnh như chẻ tre của giặc và phải rút về Vạn Kiếp, Trần Quốc Tảng liền mang quân của mình từ trang ấp riêng tại An Sinh (Đông Triều), cùng các cánh quân Hải Đông, Vân Trà, Bà Điểm hội binh, xin làm tiên phong đánh giặc.
Sau khi kháng chiến thắng lợi rực rỡ, Vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo càng nhận rõ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của vùng biển đảo Đông Bắc.
Mặt khác, là dũng tướng có công, nên Trần Quốc Tảng đáng được khen thưởng.
 Đó là nhứng lý do Trần Quốc Tảng được triều đình tặng cấp cho đất lập trang ấp tại Tĩnh Bang (Quảng Ninh). Sau này, ông được vua Trần cắt cử ra trấn ải cửa suốt. 

Và như vậy , vị Thần chủ chốt được thờ tại Đền Cửa Ông chính là TRẦN QUỐC TẢNG một vị tướng tài và là con thứ ba của QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN.
Câu đối treo cạnh một pho tượng lớn tạc một vị quan võ mặc áo hồng bào , vạt trước có đính Hổ phù chính là TRẦN QUỐC TẢNG:
Bạch đằng hộ chiến công , lương tướng uy danh kinh Bắc địa .Hải Đông lưu linh tích , anh hùng tâm sự đối Nam Thiên .
Tạm dịch :
Giúp chiến thắng Bạch đằng , tướng giỏi uy danh lừng đất bắc .Để dấu thiêng Đông hải . anh hùng tâm sự giải Trời Nam .
Câu đối trên cũng nói lên nỗi lòng u uẩn của TRẦN QUỐC TẢNG , ngay cả sau khi chết , là một tâm trạng u uất không thể dãi bày cùng ai , chỉ có thể tâm sự cùng Trời Nam của Ông . 
Đọc trong Sử , ta thấy TRẦN QUỐC TẢNG bị cho là  lưu đày ra Tĩnh bang vì tội bất trung , bất hiếu  chỉ vì câu nói buột mồm khi đang họp, ý của ông là  muốn nói sự mất đoàn kết trong nội tộc họ Trần - " Thù nhà chưa xong nói chi nợ nước " . 
Cái oan muốn nói ra nhưng không nói được , chỉ Trời xanh thăm thẳm kia mới hiểu được nỗi lòng của Ông .
 Trong cuốn " TRẦN TRIỀU HIỂN THÁNH CHÍNH KINH TẬP BIÊN " , in năm Thành thái ( 1900 ) có chép như sau : " Quốc Tuấn công cho rằng , con trai tính ưa cương dũng ấy ( Tức TRẦN QUỐC TẢNG ) , không theo đúng đạo làm con , bèn nổi giận lôi đình , đày ra cửa bể Suất Ti Tuần thuộc phủ Hải ninh , lộ An bang " .
Thực ra hành động của HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN đối với TRẦN QUỐC TẢNG , bắt đầu từ nguyên do sâu xa là nội bộ Hoàng tộc lục đục , bất hòa . 
Điển hình là TRẦN LIỄU ( Cha của TRẦN QUỐC TUẤN , ông nội TRẦN QUỐC TẢNG ) mâu thuẫn với Thái sư TRẦN THỦ ĐỘ và Vua TRẦN THÁI TÔNG . 
Trong cuốn TRẦN TRIỀU THẾ PHẢ HÀNH TRẠNG đã chép việc đó , mà người phải hứng chịu chính là TRẦN QUỐC TẢNG như sau :" Khi An Sinh Vương ( TRẦN LIỄU ) , sắp mất , cầm tay QUỐC TUẤN và trăn trối rằng : Mày mà không vì cha lấy được Thiên hạ thì cha chết không nhắm mắt - Ý nói Quốc Tuấn phải cướp được ngôi của nhà Trần để trả thù Trần Liễu bị TRẦN THỦ ĐỘ ép buộc người vợ kế của mình đang có mang lấy TRẦN CẢNH , tức Vua TRẦN THÁI TÔNG , em ruột của TRẦN LIỄU . 
TRẦN LIỄU phẫn uất , chiêu tập binh mã nổi dậy bên bờ sông Cái , chống lại TRẦN THỦ ĐỘ , nhưng thất bại bị lột hết áo mũ . 
 Trần Quốc Tuấn để bụng , nhưng không bao giờ cho thế là phải ".
Đến khi trở thành QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ , Tổng chỉ huy quân đội , nắm quyền tối cao ,  Quốc Tuấn đem lời cha dặn khi trước,  hỏi ý kiến các tướng tâm phúc như : YẾT KIÊU , DÃ TƯỢNG, và con trai là HƯNG VŨ VƯƠNG . 
Cả ba người đều ngăn cản , khiến Quốc Tuấn rất mát lòng . 
Một hôm , Quốc Tuấn đem câu trăng trối của cha hỏi HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG TRẦN QUỐC TẢNG , ông bèn nói : Thái tổ là một ông lão làm ruộng mà thừa cơ dấy vận cũng đượv Thiên hạ .
 Quốc Tuấn nghe vậy bèn rút gương kể tội TRẦN QUỐC TẢNG : Kẻ làm phản loạn là do ở đứa con bất hiếu , ý muốn giết QUỐC TẢNG . HƯNG VŨ VƯƠNG nghe tin vội chạy đến kêu khóc xin cho QUỐC TẢNG , lúc đó QUỐC TUẤN mới tha cho và bảo rằng : Sau khi ta chết , đậy nắp quan tài rồi mới cho QUỐC TẢNG vào .
Sau khi HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG ra trấn giữ cửa Suốt , năm Trùng Hưng thứ tư ( 1288 ) quân Nguyên lại kéo quân sang xâm lược . HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG xin Triều đình lập công chuộc tội . 
Được chuẩn tấu , HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG tiến quân , lập đồn ở Trắc châu , Huyện Thanh lâm . 
Trải qua ba ngày đêm , ông đem quân đánh thẳng vào trại của quân Nguyên đóng ở sông bạch đằng và chiến thắng oanh liệt . 
Từ đó, ông được cử làm Suất Ti Tuần Đại an , trấn giữ cửa bể Cửa suốt .
Như vậy , chúng ta để ý rằng , lần đầu bị tội mà TRẦN QUỐC TẢNG bị cha đày ra Cửa Suốt . Lần thứ 2 , nhờ lập được công lớn , TRẦN QUỐC TẢNG lại được Vua Trần cử ra Cửa Suốt trấn giữ .
 Hai lần trấn nhậm Cửa Suốt với hai tư thế , hai thể thức khác nhau , nhưng thực chất chỉ là một trọng trách giữ gìn một nơi quan ải Đông Bắc . 
Trong thời kỳ bình công , khen thưởng cuối năm 1288 , TRẦN QUỐC TẢNG được sắc phong là Tiết độ Sứ . 
Từ 1288 đến khi qua đời , phần lớn thời gian TRẦN QUỐC TẢNG giành cho việc trấn giữ vùng Đông Bắc này của Tổ Quốc .
 Do những công lao to lớn mà Vua TRẦN ANH TÔNG ( Đồng thời cũng là con rể của TRẦN QUỐC TẢNG ) , phong tước hiệu HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG .

Sách sử ghi lại những ngày cuối đời của TRẦN QUỐC TẢNG ở Cửa Suốt như sau :

" Ông ra Cửa Suốt được ba ngày,  tự nhiên Trời mưa to, gió lớn , sấm sét nổ ầm ầm . Ông thấy một phiến đá to bèn ngồi lên . Ngay lúc đó, sóng nổi cuồn cuộn , nước dâng lên rất cao . Phiến đá tự nổi trên mặt nước .  HƯNG NHƯỢNG VƯƠNG hóa thân ở đó  vào ngày 16/8/1311 . Một lúc sau mưa tịnh, gió lặng , dân chúng kéo đến xem , thấy trên phiến đá có một cái mũ đá , mũ đá trôi đi . Ngày 1/9 năm ấy, mũ đá trôi đến địa giới Hàm giang, rồi đến bờ sông xã Trúc Châu ( Tên tục là Vườn Nhãn ). Già trẻ, trong làng bảo rằng : " Ta là Gia Tướng nhà Trần , nay số đã hết , lại trở về đóng nơi đồn cũ giữ yên dân , nước " . Hôm sau, dân chúng ra Đình xem , thấy một tảng đá và một mũ đá bên bờ sông . Đo phiến đá được 5 thước 4 tấc ,ngang 2 thuớc 3 tấc , có 5 màu huyền ảo như mây . Dân làm lễ đón mũ đá về lập miếu thờ và làm biểu tâu lên Vua . Vua thấy TRẦN QUỐC TẢNG là người có công , lại linh ứng nên truyền cho lập miếu thờ và phong cho làm Thượng đẳng Phúc Thần , cho 800 quan tiền công hàng năm hai mùa cúng tế vào bậc Nhà nước . "Năm 1314 , đúng một năm sau TRẦN MINH TÔNG lên ngôi , , đã truy tặng TRẦN QUỐC TẢNG chức Thái úy .

 .​

My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes