ĐƯỜNG VỀ ĐÌNH CẤM HẢI PHÒNG


Về với Chúa đường thênh thang ta bước... CON BỰA nào cản được bước chân ta?
..........................................

Khi chọn ngày về tạ lễ Chúa ở Đình Cấm, tôi chỉ lựa theo cảm giác, nhưng thiệt không ngờ đó lại NGÀY LÀNH,  THÁNG TỐT và giờ xuất hành là GIỜ ĐẠI AN.
Trước đó một tuần, tôi có rủ hai cô em đi cùng, cả hai đều rất hứng khởi, nhưng sau đó, có một cô tuy là tha thiết muốn đi nhưng luôn gặp sự cố.
 Tính tôi rất lạ vì nếu gặp chuyện đó, tôi sẽ bảo luôn: " Thôi em ở nhà đí. Lần khác có duyên sẽ tái ngộ cũng được."
 Vào thời điểm tôi đi lễ, đài nha khí tượng thủy văn luôn dự báo sẽ có mưa lớn, đề phòng ngập úng, giao thông ùn tác, tê liệt".
  Sáng qua, khi tôi chuẩn bị khởi hành thì trời đổ cơn mưa lớn, khiến cô em đồng hành cùng tôi bị đến chậm giờ.
 Ở đời, trong cái rủi luôn có cái may và ngược lại. 
Tôi thở phào nhẹ nhõm khi bước chân ra khỏi cửa nhà, trời đã tạnh mưa.
Sau cơn mưa vội vã, chớp nhoáng đó, con đường trở nên sạch bong, không bụi bậm và tiết trời mát mẻ vô cùng.
Tôi rất muốn nhìn qua cửa xe để ngắm cảnh vật bên đường, nhưng cơn buồn ngủ tới và tôi ngủ tít mít luôn.
Khi tỉnh dậy thì xe của chúng tôi đã chui tọt vô phố Cấm rùi.
Xe chúng tôi dừng trước cửa đình.
Vào giờ nghỉ trưa, nên dường như cả khuôn viên đình đang thiêm thiếp mơ màng trong giấc ngủ chập chờn.
Tôi chợt nhận thấy ánh nắng vàng hoe, hanh hao của tiết thu đang khẽ lay gọi  người và cảnh vật nơi đây thức dậy để chào đón tôi.
Hai ông lão trong ban quản lí nhà đền vừa tỉnh giấc, thấy tôi đến thì chạy ra mang giúp đồ lễ vô trong.
 Ông thủ nhang mừng rỡ khi nhìn thấy tôi. 
Ổng vui vẻ, tíu tít hệt như thể gặp lại một người thân ở xa, lâu rùi nay mới gặp lại.
Tuy ổng đã 82 tuổi, bước chân tập tễnh vì bệnh tuổi già, nhưng cần nhờ gì thì ổng lập tức tất tưởi đi làm giúp ngay.
 Chỉ sau ít phút, lễ vật đã được chuẩn bị xong và dâng vào các cung.
Ông thủ nhang  định đi thỉnh chuông, rồi chẳng hiểu sao ông lại tới bên chiếc trống, dõng dạc đánh từng hồi một.
Tiếng trống thiệt lạ! Nghe như thể tiếng trống triệu hồi binh mã vậy.
Tôi như nghe thấy những bước chân rầm rập của  những người tướng sĩ khi xưa đang hối hả về tề tựu trước sân đình, oai hùng và hào khí.
 Chẳng hiểu sao tôi lại giơ tay vẫy họ, rồi nở một nụ cười rất lạ.
Tôi vô cung Ngô Vương để hành lễ.
Ở trong cung, tôi thấy toàn thân mình khang khác, rồi tôi sẽ rùng mình và tôi như thể không còn là tôi.
Bài khấn của tôi giản dị, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc vì đó là những lời chân thành tự đáy lòng mình.
Đôi mắt tôi rớm lệ vì có lẽ ngài đã cảm động trước tấm lòng thành của tôi.

Tới cung Chúa thì khác hẳn, lòng tôi có gì thiệt náo nức lạ kì. Chủ nhân hẳn rất vui mừng vì thấy tôi vẫn rạng rỡ sau muôn vàn khó khăn thử thách.
 Tôi xin đài âm dương, nhưng cả ba đài đều cười. Tôi chắp tay, cúi đầu tạ ơn Chúa vì biết rằng NGƯỜI đã chứng tâm.

Sau đó, tôi ra sân để khao thỉnh chúng sinh.
Như thường lệ, tôi mở kinh ra tụng, chỉ có điều bữa nay, có ai đó thầm nhắc tôi gấp sách kinh lại.
Mắt tôi khép hờ và bắt đầu hát ( một bài hát Phất giáo)
Lời hát nhẹ nhàng, khoan thai nhưng lại âm vang, ngân nga. Chị gió thu thấy thế thì phồng má thổi nó bay xa, bay xa mãi....
Tôi có cảm giác dường như có rất nhiều chúng sinh đang nín thở để nghe lời hát.
Có lúc, tôi nghẹn ngào xúc động, không thể hát thành lời và những giọt lệ tuôn rơi...

Trên đường về, cô em đi cùng kể lại rằng: Khi ấy, mắt tôi sáng long lanh, khuôn mặt sáng bừng, nụ cười thì rạng rỡ. Đôi mắt tôi như nhìn về một chốn xa xăm, nơi có nhiều đức Phật đang hiển hiển trên khoảng trời trước mặt.
Cô ấy còn bảo là tôi đã hát rất hay, chưa bao giờ thấy ai hát bài ấy hay và cảm động như vậy. Hì, thú thực là thường ngày tôi mù âm nhạc, chẳng nhớ nổi trọn vẹn một câu hát nào cả.
 Khi tôi kể lại chuyện này với ông thủ nhang thì ổng nói luôn:" Chúa Bà Năm Phương hiển linh rồi!".
 Rất tiếc, mấy cô em đi cùng tôi không biết nên đã không ghi lại được giây phút TUYỆT VỜI  đó.
 Nam mô a di đà Phật! Xin Chúa Bà cứu khổ, độ mê, cho dân an quốc thái. 
Xin đa tạ chủ nhân.








My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes