VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG (PHẦN 3)


Dành cho các bạn thích tìm hiểu về CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM.
..............
.................................

Vua Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay
 Ông xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng hà ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về an táng ở Đức Lăng.
Ông là đức Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần”.
  Ôn lại cuộc đời của Ngài để chúng ta tự hào về con người Việt, văn hóa, Phật giáo Việt Nam.
 Vua Trần Nhân Tông là một con người có thật trong lịch sử bằng xương, bằng thịt như bao con người bình thường khác,
Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm Nguyên Mông, Vua nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, từ bỏ ngai vàng, vào Yên Tử tu hành rồi hiển Phật…
Ông là một Hoàng Đế minh quân kỳ tài, góp phần tô đẹp  thêm trang sử vàng chói lọi của dân tộc thời nhà Trần, tạo nên đỉnh cao nền văn minh Đại Việt.
 Triều đại nhà Trần kéo dài 175 năm, từ năm 1225 đến năm 1400 và trải qua 14 đời vua.
Trần Nhân Tông là đời vua thứ 3, sau ông nội là vua Trần Thái Tông và vua cha là Trần Thánh Tông. Ngài sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258, tức vào ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ và mất ngày 16 tháng 11 năm 1308 tức vào ngày 03 tháng 11 năm Mậu Thân,  đã làm vua suốt 14 năm.
 Ngài là bậc minh quân có biệt tài kinh bang tế thế, có công lớn trong việc lãnh đạo toàn dân hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi, xây dựng đất nước phồn vinh.
Tháng 7 năm 1299, Ngài cho xây dựng một am thiền trên núi Yên Tử gọi là Ngự Dược Am.
 Theo Thánh Đăng Lụ,c tháng 10 năm ấy Vua lên núi Yên Tử xuất gia tu hành, sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Tháng 10 (âm lịch) năm 1299, Nhân Tông rời đến Yên Tử (Quảng Ninh), lấy pháp danh Hương Vân Đại Đầu đà (香雲大頭陀) và tu hành theo thập nhị đầu-đà (mười hai điều khổ hạnh).[9] Ông còn có đạo hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu đà (竹林大頭陀) hay Trúc Lâm Đại sĩ (竹林大士) và Giác hoàng Điều ngự (覺皇調御).[95][96] Tại Yên Tử, Điều ngự đã mở tịnh xá, thuyết giảng độ tăng, thâu nhận được khá nhiều đệ tử.[10]
 Mười lăm năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng, cũng là mười lăm năm vua Nhân Tông tu hành. “Thế tôn bỏ ngai vàng quý báu, nửa đêm vượt thành, bỏ áo rồng cao sang, đến vùng non xanh cắt tóc, mặc cho chim thước làm tổ trên đỉnh đầu, mặc cho con nhện chăng tơ trên vai cánh, tu pháp tịch diệt để tỏ đại chân như, dứt cõi trần duyên mà thành bậc chính giác.
 Đức tổ  là Điều Ngự Nhân Tông Hoàng đế ra khỏi cõi trần, thoát vòng tục lụy, bỏ chốn cung vua ra giữa sơn môn…” “Công danh chẳng trọng. Phú quý chẳng màng. Tần Hán xưa kia, Xem đà hèn hạ. Yên bề phận khó, Kiếm chốn dưỡng thân. Khuất tịch non cao. Náu mình sơn dã.
Vượn mừng hủ hỷ Làm bạn cùng ta. Vắng vẻ ngàn kia Thân lòng hỷ xả. Rồi Dốc chí tu hành Giày sồi, áo vá Và Thân này chẳng quản, Bữa đói, bữa no. (Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca, Trần Nhân Tông)
 Có điều, nhà vua không phải cứu đời theo cách của một vị Vua, mà theo cách của bậc thánh nhân, bậc vĩ nhân. Bởi vì làm vua chỉ chăn dân trăm họ, làm Phật cứu độ cả muôn loài.
Tấm gương Phật hoàng tuy ẩn mà hiện, tuy mờ mà lại sáng. Ngài vượt qua cái bình thường để trở thành cái phi thường.
 Cho nên, hàng ngàn năm qua, bao triều đại thịnh suy trị vì đất nước, bao người đã làm vua. Song có ai được mọi người ngưỡng vọng, tôn thờ và nhớ mãi như Phật hoàng Trần Nhân Tông?
 Nếu ngày xưa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo thành Phật là nhờ vào phép tu Thiền Định dưới gốc cây Bồ Đề thì Vua Trần Nhân Tông cũng tu thiền, luyện pháp tu thiền để đạt đạo ở ngọn núi cao Yên Tử.
 Thiền (Dhyana) là sự tập trung tư duy cao độ, được các nhà tu hành thực hiện bằng cách ngồi im lặng (tĩnh tọa) gọi là tọa thiền, tham thiền, nhập định hay thiền định.
Trong bài kệ của ngài có câu:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên居塵樂道且隨緣
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên饑則飧兮困則眠
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích家中有宝休寻覓
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.对鏡無心莫問禪

_________________________
King Tran Nhan Tong had great merit to lead the people to protect the country.
When the country was peaceful, he gave up his throne and gave up his wealth and nobility, to go to Yen Tu high place to study Buddhism and establish Truc Lam Zen Meditation, a private Zen line of Vietnam that lasts until  today.
He became a Buddha follower for 8 years, lived until 51 years old, died at the temple of Yen Tu mountain, brought to burial in Duc Lang.
He was a benevolent King, trying to unite the people.
We have to review his life so that we are proud of Vietnamese people, culture and Buddhism.
King Tran Nhan Tong was a true man in the history, of bone and flesh like many other ordinary people.
After winning the foreign invaders, Nguyen Mong, King gave the throne to his son Tran Anh Tong, renounced the throne. , going to Yen Tu to practice and display Buddha ... - an Emperor proving his military skills, contributing to the glorious gold history of the Tran Dynasty nation, creating the peak of Dai Viet civilization.

The Tran dynasty lasted 175 years, from 1225 to 1400 and underwent 14 kings.
Tran Nhan Tong was the third king, after his grandfather - King Tran Thai Tong and his father - Tran Thanh Tong.
He was born on December 7, 1258, on November 11, in the year of the Horse and died on November 16, 1308, on November 3, the year of the Monkey, having been king for 14 years.
He was an enlightened soldier with special talents in economy, and had great merit in leading the entire people twice in the resistance against Nguyen Mong, building a prosperous country.
In July 1299, he built a meditation hall on Yen Tu mountain called Ngu Duoc Am and followed Thanh Dang Luc in October of that year.
The King went to Yen Tu mountain to become a monk and founded the Zen monastery of Truc Lam Yen Tu.
Fifteen years in the throne, also the fifteen years King Nhan Tong practiced Buddhism.
Our ancestor is what Emperor Ngu Tong Tong emptied out of the realm, escaping from the cycle of death, leaving the place of the King to live in the mountain
"Doesn't care about the career. Doesn't care about wealth. Qin Han in the past. Seeing the cowardly momentum. It's difficult to settle down. Finding a place to live. It's wise to live in the mountain. With the friends who are the animals." 

The thing is, the king did not have to save his life in the way of a King, but in the way of the saints, the great men.
The example of the imperial Buddha is hidden, but it is dim and bright.
He transcends the ordinary to become extraordinary.

So, for thousands of years, many prosperous dynasties have ruled the country, many have been kings.
But is anyone admired, worshiped and remembered forever like the Emperor Tran Nhan Tong?
If in the old days, Shakyamuni Buddha became a Buddha, thanks to the practice of meditation under the Bodhi tree, the King Tran Nhan Tong also practiced meditation, practicing meditation to attain virtue.
Meditation (Dhyana) is a concentration of high-level thinking, practiced by the monks by sitting silently (still sitting).
n


My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes