THÁNG 7 ÂM LỊCH CÓ NÊN CƯỚI HỎI?

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành các chế nhỉ?
......................
..................................

3 lý do không nên cưới tháng 7 âm lịch 

Theo dân gian thì có 3 lý do không nên cưới vào tháng 7 âm lịch.
 1. Tháng 7 âm lịch là tháng Ngâu, theo tích cổ vợ chồng Ngưu Lang – Chức Nữ phải xa nhau biền biệt 365 ngày mới được gặp nhau một lần vào ngày 7/7 (âm lịch).
 Ngày tương phùng nước mắt họ tuôn xuống trần gian thành những cơn mưa dầm rả rích. Chuyện tình bi thảm đẫm nước mắt này khiến người đời sau kiêng cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch, bởi sợ cuộc hôn nhân của đôi trẻ sẽ có thể chia lìa, xa cách, không hạnh phúc.
 2. Người Á đông quan niệm tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn”, tháng Vu lan báo hiếu. Theo đạo Phật, tháng 7 âm lịch “xá tội vong nhân” là thời gian Quỷ môn quan mở cửa để các linh hồn tự do trở về dương thế. Nếu người ở cõi trần tiến hành cưới hỏi, dựng nhà… sẽ làm các vong hồn chú ý, có thể “bám vào” phá phách. Vì vậy không nên cưới vào tháng 7 âm lịch để tránh xui xẻo cho tân lang, tân nương.
 3. Tháng 7 là thời điểm mưa bão dầm dề cả tháng, gây khó khăn, mệt mỏi cho việc đại sự như cưới hỏi vì phải tiến hành trong nhiều ngày. Dân gian còn kiêng mua sắm, may áo cưới vì quan niệm “chỉ có ma quỷ mới có quần áo mới và được đốt quần áo trong tháng cô hồn”. 
Ngày nay, có nhiều người không còn kiêng kị  như xưa :Dân gian Kiêng kỵ không nên cưới tháng 7 âm lịch là do quan niệm “tháng Ngâu” là tháng chia ly, mất mát, không hạnh phúc. 
 Người xưa chỉ cưới vào mùa xuân và mùa đông. 
 Việc cưới hỏi kiêng cả tháng Giêng vì là tháng Tết, kiêng cưới vào dịp “tháng ba ngày tám” là lúc giáp hạt, đói kém, kiêng cưới mùa hè vì nóng nực. Kiêng cưới tháng chạp là năm cùng tháng tận. Việc kiêng cưới tháng 7 là “tháng cô hồn, tháng Ngâu” vì sợ chia ly, không hạnh phúc.  
Ngày nay,  tháng ba ngày tám, tháng chạp, tháng giêng, mùa hè... đều có đám cưới. Tháng 7 âm lịch cũng có đám cưới.
 Trên mạng các bạn trẻ cũng chia sẻ rằng, quan điểm kiêng cưới tháng 7 và tháng Giêng âm lịch ít dần.
  Vào tháng chạp cuối năm, vẫn có cặp đôi cưới nhau.
 Có cặp đôi cưới vào tháng 7 âm lịch  vì cho rằng: Vừa giảm “đụng hàng” vừa được khuyến mãi giảm giá 40 – 50% so với chi phí cao điểm mùa cưới. 
 Hôn nhân là việc trọng đại của cuộc đời. Những điều  kiêng kị trên  là quan niệm, chưa được kiểm chứng khoa học. 
Nhiều cô dâu chú rể theo dân gian đã chờ qua tháng 7 âm lịch mới tổ chức cưới hỏi. 
Nhiều cặp đôi khác thì tự chọn được phương án nên hay không nên cưới trong tháng cô hồn. 
Với đạo Phật, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày tháng nào xấu.
 Với các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tháng nào cũng như nhau, nếu chúng ta sống bằng tâm, đức, không lừa lọc, dối trá thì không cần thiết phải lo lắng, sợ hãi.
 Tuy nhiên, ngày nay, các đôi bỏ nhau nhiều hơn rất nhiều so với
 " thời cổ hủ", một phần là do không kiêng kị, một phần là do lối sống thời @. com, con người vốn thực dụng và ích kỉ hơn cha ông ta ngày trước.
 Ngày càng ít dần những cặp đôi sống vì chữ " thương", vì nghĩa... như các cụ ngày xưa...
Có nhiều cặp đôi  nếu hôn nhân bị cấm đoán là muốn tìm đến cái chết, nhưng khi cho họ được thành đôi thì có khi chưa tròn một năm đã đưa nhau ra tòa li dị. Bởi thế không phải cái gì hiện đại cũng đều tốt, đều hay... và không phải cái gì " cổ xưa" đều lạc hậu cổ hủ...
 Do đó, chúng ta  nên nhìn nhận những kinh nghiệm mà các cụ đã tích cóp sau nhiều thế kỉ là những thứ quý giá cần xem xét, học hỏi ( có thể chỉnh sửa) sao cho phù hợp với mình là đươc.
Chúc các đôi yêu nhau chọn được ngày lành tháng tốt và được bên nhau hạnh phúc đến mãn chiều xế bóng.

My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes