Năm lớp 8, trong kì thi học sinh giỏi văn của thành phố NĐ, tôi xuýt tí nữa thì để giấy trắng vì tỏ ý muốn phản đối đề thi của phòng giáo dục.
Ngày thứ nhất, đề của phòng cho như sau: Em hãy phân tích một nhân vật trong truyện cổ tích mà em thích. Tôi thấy đề thi này mở nên rất thích. Tôi "quyết định" chọn nhân vật Thạch Sanh để phân tích và cắm cúi viết liền một mạch khoảng năm trang giấy. Sau đó soát lỗi chính tả rồi nộp bài.
Tôi thở phào nhẹ nhõm vì coi như mình vừa "cày xong một thửa ruộng"
Đến ngày thi thứ 2, đọc đề bài xong, tôi ức quá chỉ muốn khóc. Đề thi như sau: " Em hãy phân tích những câu ca dao và tục ngữ ca ngợi Đảng và Bác Hồ" Tức thật! Tức quá! Tôi đi thi học sinh giỏi văn chứ đâu có thi vào trường Tuyên Giáo hay trường Nguyễn Ái Quốc mà bắt tôi phải phân tích cái đề này cơ chứ? Mà xưa nay, tôi thấy dân gian đâu có làm ca dao tục ngữ về Đảng cộng sản mà có tư liệu để dẫn và phân tích? Hơn nữa, cái đề văn này nên đưa cho mấy người đang cảm tình Đảng họ làm thì có lẽ họ sẽ có "cảm xúc dạt dào" chứ một học sinh như tôi đã hiểu Đảng là gì đâu mà làm được. không lẽ họ ép bọn tôi phải "ăn ốc nói mò" hay sao? Tôi cho rằng, đề thi này là hoàn toàn phi lí bởi chúng tôi giỏi văn không có nghĩa là phải giỏi cả môn lịch sử Đảng...
Thú thực khi đó, tôi định để giấy trắng để tỏ ý phản đối nhưng nghĩ lại, tôi là niềm hi vọng của cả đội nếu tôi làm thế sẽ ảnh hưởng đến thành tích chung nên tôi cố " nặn " ra để viết. Riêng về đề tài này, tôi chỉ thuộc vẻn vẹn một câu: " Tháp Mười đẹp nhất hoa sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ", chấm hết.
Hehe, vì tôi có tài làm thơ con cóc nên sau đó, tôi tự bịa ra một ít " ca dao rởm" để phân tích.
Kết quả, năm đó, tôi được giải khuyến khích và đội văn trường tôi đạt giải nhì. Các thầy trên trường chuyên LHP rất tiếc cho tôi vì bài văn phân tích nhân vật cổ tích của tôi rất hay và độc đáo nhưng tôi không được giả cao vì phải " gánh" điểm cho bài văn thứ hai của tôi.
Vì lí do đó , năm lớp 9, tôi định bỏ đội tuyển văn nhưng sau lại không nỡ vi những giọt nước mắt của những người cùng đồng đội với tôi. Chúng tôi thực sự đã yêu thương và gắn bó với nhau như anh em trong một nhà vậy.
Năm tháng trôi đi, vì cuộc sống mưu sinh vất vả nên đã rất lâu chúng tôi không hề gặp lại nhau. Tôi được biết bây giờ, họ đều là những giáo viên dạy văn của các trường phổ thông trung học và an phận thủ thường với một cuộc sống đạm bạc nơi tỉnh lẻ. Còn tôi, khi đó ai cũng hi vọng sau này, tôi sẽ thành công rực rỡ trên con đường tương lai của mình nhưng với một người có cá tính như tôi, lại sống trong một cái cơ chế thị trường xhcn như thế này, tôi cũng đã chẳng làm nên trò trống gì cả và tôi nghĩ mình có lẽ mãi mãi là PHÓ THƯỜNG DÂN như bây giờ mà thôi.
Ôi! PHÓ THƯỜNG DÂN muôn năm.... kkk...
Đến ngày thi thứ 2, đọc đề bài xong, tôi ức quá chỉ muốn khóc. Đề thi như sau: " Em hãy phân tích những câu ca dao và tục ngữ ca ngợi Đảng và Bác Hồ" Tức thật! Tức quá! Tôi đi thi học sinh giỏi văn chứ đâu có thi vào trường Tuyên Giáo hay trường Nguyễn Ái Quốc mà bắt tôi phải phân tích cái đề này cơ chứ? Mà xưa nay, tôi thấy dân gian đâu có làm ca dao tục ngữ về Đảng cộng sản mà có tư liệu để dẫn và phân tích? Hơn nữa, cái đề văn này nên đưa cho mấy người đang cảm tình Đảng họ làm thì có lẽ họ sẽ có "cảm xúc dạt dào" chứ một học sinh như tôi đã hiểu Đảng là gì đâu mà làm được. không lẽ họ ép bọn tôi phải "ăn ốc nói mò" hay sao? Tôi cho rằng, đề thi này là hoàn toàn phi lí bởi chúng tôi giỏi văn không có nghĩa là phải giỏi cả môn lịch sử Đảng...
Thú thực khi đó, tôi định để giấy trắng để tỏ ý phản đối nhưng nghĩ lại, tôi là niềm hi vọng của cả đội nếu tôi làm thế sẽ ảnh hưởng đến thành tích chung nên tôi cố " nặn " ra để viết. Riêng về đề tài này, tôi chỉ thuộc vẻn vẹn một câu: " Tháp Mười đẹp nhất hoa sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ", chấm hết.
Hehe, vì tôi có tài làm thơ con cóc nên sau đó, tôi tự bịa ra một ít " ca dao rởm" để phân tích.
Kết quả, năm đó, tôi được giải khuyến khích và đội văn trường tôi đạt giải nhì. Các thầy trên trường chuyên LHP rất tiếc cho tôi vì bài văn phân tích nhân vật cổ tích của tôi rất hay và độc đáo nhưng tôi không được giả cao vì phải " gánh" điểm cho bài văn thứ hai của tôi.
Vì lí do đó , năm lớp 9, tôi định bỏ đội tuyển văn nhưng sau lại không nỡ vi những giọt nước mắt của những người cùng đồng đội với tôi. Chúng tôi thực sự đã yêu thương và gắn bó với nhau như anh em trong một nhà vậy.
Năm tháng trôi đi, vì cuộc sống mưu sinh vất vả nên đã rất lâu chúng tôi không hề gặp lại nhau. Tôi được biết bây giờ, họ đều là những giáo viên dạy văn của các trường phổ thông trung học và an phận thủ thường với một cuộc sống đạm bạc nơi tỉnh lẻ. Còn tôi, khi đó ai cũng hi vọng sau này, tôi sẽ thành công rực rỡ trên con đường tương lai của mình nhưng với một người có cá tính như tôi, lại sống trong một cái cơ chế thị trường xhcn như thế này, tôi cũng đã chẳng làm nên trò trống gì cả và tôi nghĩ mình có lẽ mãi mãi là PHÓ THƯỜNG DÂN như bây giờ mà thôi.
Ôi! PHÓ THƯỜNG DÂN muôn năm.... kkk...