VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ QUỐC MẪU TÂY THIÊN



Dành cho các bạn yêu thích tìm hiểu về ĐẠO MẪU VIỆT NAM
..............................
.............................................

Tây Thiên là một không gian gắn liền với  tục thờ Nữ thần - mà từ lâu dân gian thành kính  gọi là Quốc Mẫu Tây Thiên.
Theo Lê Kim Thuyên, tác giả sách “Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc” [1] thì phân bố tục thờ này chủ yếu ở địa bàn Tây Thiên,  núi Thạch Bàn, xã Đại Đình và các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Lạp Thạch,  thành phố Vĩnh Yên ngày nay.
Địa hình  chủ yếu thuộc vùng núi  Tam Đảo và trung du, vì thế tước hiệu vị Mẫu Thần này được tôn gọi  là Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh đại vương.
Theo thống kê trong tự điển  thời  Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24 (1763) thì ở vùng này  54 xã có đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, được  phân bố như sau :
- Huyện Tam Đảo có 14 di tích
- Huyện Lập Thạch có 18 di tích,
- Huyện Tam Dương có 5 di tích
- Huyện Bình Xuyên có 4 di tích
- Thành phố Vĩnh Yên có 7 di tích, tổng cộng là 48 di tích.
Hiện tại,  di tích quan trọng nhất của trung tâm  tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên là:

1- Đền Thượng Tây Thiên trên  núi Thạch Bàn, bên cạnh có chùa Tây Thiên
2- Đền Mẫu sinh ở Đông Lộ, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo.
 Đền Mẫu hóa, Đền Ngò thuộc xã Sơn Đình là nơi xưa kia Mẫu luyện quân đánh giặc Thục; đền Thỏng (Thông, Lan Thông…) là đền Trình, cạnh chùa Thiên Ân.
Như vậy,  các đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên đã tạo thành không gian linh thiêng, không gian văn hóa thờ Quốc mẫu.
Ngoài địa bàn này ra, ở nước ta không  nơi nào có tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên như ở đây.
Điều đặc biệt, ở đây là không gian thờ Quốc mẫu cũng trùng hợp với không gian thờ Phật. Nơi nào có đền thờ Quốc Mẫu thì bên cạnh có chùa thờ Phật.
 Đó là mối quan hệ khăng khít  giữa Phật và Mẫu

2. Sự tích Tây Thiên Quốc mẫu được ghi trong ngọc phả đền Tây Thiên (Tây Thiên Quốc Mẫu ngọc phả lục), chưa rõ được lập từ thời kỳ nào, nhưng bản chữ Hán này được chép lại năm Khải Định thứ 2 (1917)
“ Thời nước  Văn Lang Hùng đô trị quốc, ở đạo Sơn Tây, Đoan Hùng phủ,  Tam Dương động, Đông Lộ trang, có trưởng ông tên Lăng, danh Húy, tuổi gần 40,  Thái bà tên Đào, danh Liễu tuổi ngoài 40.
Trưởng ông là  con người khí trượng, khôi ngô, thể hiện khí chất  anh hùng khoáng đạt, thuộc dòng dõi Hùng Vương.
 Một ngày, ông bà nằm mộng được hành du đăng vùngTam Đảo sơn, đến chùa Tây Thiên hành hương cầu đảo.
Khi cầu đảo đến khoảng ngoài canh ba, bà Đào Thị chợt thấy có mây ngũ sắc trong chùa hiện lên một giải như phượng bay lượn , là hội quần tiên 7, 8 người  mặc mũ áo rất đẹp, người thì ca hát, người thì nhảy múa, người thì gảy đàn, người thì ngâm thơ…
Bà Đào Thị tỉnh lại mới biết đây là mộng lành (cát mộng).
Sau đó bà mang thai đến 14 tháng, năm Giáp Thân tháng 5 ngày mồng 10 sinh hạ nữ tử, nhan sắc, mặt mày sáng sủa huy hoàng, thể hiện con người tuấn tú, nết na, long nhan, phượng cảnh dòng dõi Lạc Hồng, tuổi 5, 6 đã thông minh, hiểu âm, biết luật, đặt tên là Tiêu (người đến đây lễ Mẫu biết HÚY thường kiêng gọi chuối tiêu)
Hai ông bà rất cưng con gái nên dành nhiều thời gian dạy dỗ, dạy chữ, dạy nữ tắc nữ công...
Năm 11-12 tuổi, nàng Tiêu có tài năng võ nghệ, binh thư thao lươc, phép thuật hơn người.
Khi  giặc phương Bắc xâm lăng, nhân dân lấy làm dao động, hết sức lo sợ.
  Hùng Vương  ra chiếu loan báo trong thiên hạ kêu gọi ai có tài ra giúp nước trị loạn.
Nàng Tiêu  nghe thấy chiếu ch liền đứng ra kêu gọi các tráng đinh trong vùng tụ nghĩa tại Phong Châu - Việt Trì rồi  xin  vào yết kiến Hùng Vương (Nhập triều bệ kiến).
Hùng Vương thấy Nàng là một anh hùng hào kiệt có tài năng, rất vui mừng,  bèn gia tăng tinh binh, , hùng mã (kỵ binh),  ủy lệnh cho nàng thống chế thủy bộ quân sự,
Tháng 2 ngày 29,  nàng Tiêu phụng mệnh vua  tiến quân,  chia thành 3 đạo  tiến đánh quân giặc
Sau đó, các đạo quân  hợp chiến ở Quỳnh Nhai.
Giặc đại bại, số sống sót bỏ chạy toán loạn.
Lệnh Nương thu hồi binh sĩ khải hoàn về triều.
 Triều đình mở tiệc Tây Đinh Đại thắng, lệnh phong nàng  là TAM ĐẢO SƠN TRỤ QUỐC MẪU ngày 28 tháng 2 và được tôn là THƯỢNG ĐẲNG PHúC THẦN.

Trong dân gian cũng như trong các sách vở viết về Tây Thiên quốc Mẫu còn truyền tụng truyền thuyết gắn cô gái Lăng thị Tiêu với Vua Hùng thứ 7 là Hùng Chiêu Vương (Lang Liêu). Có thể tóm tắt dị bản của truyền thuyết như sau :
Cô gái Lăng Thị Tiêu sinh ra trong một gia đình hiếm con, lớn lên thành cô gái xinh đẹp, giỏi giang, hiền thục, được bố mẹ rất yêu chiều.
 Đời Hùng Vương thứ 7 là Lang Liêu lên nối ngôi cha.
 Một lần vua Hùng Chiêu Vương (Lang Liêu) đi cầu Tiên, Phật ở núi Tam Đảo, đã gặp người con gái xinh đẹp, nết na, ăn nói giỏi giang liền đem lòng yêu quý và đưa về triều ở Phong Châu, lập làm chính phi.
Nàng đã hết lòng yêu quý Hùng Chiêu Vương và đem tài của mình ra thi thố, giúp chồng trị quốc, ứng xử trong ngoài chu tất với các Lạc hầu, Lạc tướng, khiến quốc gia Văn Lang trở nên thịnh trị suốt hơn 200 năm.
Một lần, Văn Lang bị giặc Nhà Thục đe dọa, đem quân vây hãm kinh thành, Nguyên phi Lăng Thị Tiêu đã chiêu mộ binh sỹ kéo về Phong Châu dẹp giặc.
Trong tứ phủ thì Quốc Mẫu Tây Thiên chính là Chúa Đệ Thượng Thiên  trong tam tòa chúa bói.
--------------
Tay Thien is a space associated with the worship of the Goddess - which has long been called the National Quoc Mau Tay Thien by the people.
According to Le Kim Thuyen, author of "Quoc Mau Tay Thien Vinh Phuc" [1], the distribution of this worship is mainly in Tay Thien, Thach Ban, Dai Dinh and Binh Xuyen, Tam Duong and Lap Thach. Thach, Vinh Yen city today.
The topography is mainly in Tam Dao mountain area and hilly area, so this title of Goddess is called Tam Dao Son tru Quoc Mau Toi Linh king.

According to statistics in the dictionary of Le Hien Tong period, Canh Hung's 24th year (1763), in this region, 54 communes have Quoc Mau Tay Thien temple, distributed as follows:
- Tam Dao district has 14 relics-

- Lap Thach district has 18 monuments,

- Tam Duong district has 5 monuments

- Binh Xuyen District has 4 relics

- Vinh Yen city has 7 monuments, a total of 48 monuments.

At present, the most important relic of the center of worship of Quoc Mau Tay Thien is:
1- Thuong Tay Thien Temple on Thach Ban Mountain, next to Tay Thien Pagoda

2- Mother godness temple is located in Dong Lo, in Dai Dinh commune, Tam Dao district.
Temple Mother godness returns to heaven, Ngo Temple in Son Dinh commune is the place where the Mother trained troops to fight the Thuc army; Thin temple (Thong, Lan Thong ...) is Trinh temple, next to Thien An pagoda.

Thus, the Tay Thien Tay temple temples have created a sacred space, a cultural space worshiping Quoc Mau.
In addition to this area, there is no place in our country to worship the Quoc Mau Tay Thien as here.

The special thing here is that the space for worshiping the Quoc Mau also coincident with the space to worship Buddha. Where there is Quoc Mau temple, there is a temple to worship Buddha.

  That is the closely relationship between Buddha and the Mother godness

2. The legend of Tay Thien Quoc Mau sample is recorded in the document of the biography of Tay Thien temple ( Thien Quoc Mau ngoc pha luc), not yet clear from what period, but the Chinese script was recorded in Khai Dinh year. 2nd (1917)

"In the time of Van Lang Hung's reign of the country, in Son Tay, Doan Hung phu, Tam Duong Dong, Dong Lo trang, chiefs named Lang, the title of Huy, nearly 40 years old, Thai ba name Dao, the title of Lieu, more than 40 years old .

One day, that couple dreamed of traveling to Tam Dao Son, to Tay Thien Pagoda to pilgrimage and ask for.
When she dreamed about about 12 o'clock, Mrs. Dao Thi suddenly saw a cloud of five colors in the pagoda showing a prize like phoenix flying, being the fairy festival of 7, 8 people wearing very beautiful clothes, people singing and dancing, a people strumming, a people reciting poetry ...
Mrs. Dao Thi wake up knows that this is a good dream (dreamy sand).

When she woke up, she thought it was a good omen. Naturally, shortly afterwards, she was 14 months pregnant and gave birth to a baby girl, named Linh Thi Tieu.
The girl, born in a noble family, had both parents care about her study in arts and cooking. When she grew up, she was skilled at martial arts and strategies.
Due to the arrangement of God, Lord Hung Chieu went to Tam Dao to worship and met such a beautiful lady (Linh Thi Tieu). He had people invite her to the palace and married her.
Shortly afterwards, the enemy in the North invaded the country. Hung King recruited the talented people 
all over the country.
Responding to the message, she returned to her town to collect the troops in order to bring them to the capital.
With the support of Hung King for food and weapons, she went out to fight the enemy.
Soon, the enemy was defeated. Linh Thi Tieu returned to the palace in the triumph of the winner.
The King awarded her the title, QUEEN OF TAM DAO SON TRU.
On a good day, colorful clouds suddenly appeared in the sky, and then messengers of the heaven were 
ordered to welcome her to the heaven.
In four Palaces, Quoc Mau Tay Thien is Chua De Nhat Tay Thien in Three Toa Chua Boi

My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes