SỰ TÍCH QUAN HOANG BƠ THOẢI PHỦ



Dành cho các bạn thích tìm hiểu về ĐẠO MẪU VIỆT NAM
......................
...................................

Hiện có ba ĐỀN QUAN HOÀNG BƠ tại Hàn Sơn, Thanh Hóa. Đền Hưng Long tại Thái Bình, Đền Vạn Ngang ở Đồ Sơn.
 THẦN TÍCH: 
Ông Bơ là thứ ba hàng tứ phủ ông hoàng, con trai vua Long Vương Bát Hải Động Đình. Ông thường ngự dưới tòa thủy cung, coi giữ việc trong Đền Vàng Thủy Phủ.
Có lúc ông rong chơi trên chiếc thuyền rồng khắp chốn cùng nơi, cùng các bạn tiên uống rượu, ngâm thơ, đàn hát trông trăng, đánh cờ, hưởng thú vui tao nhã của các bậc cao nhân mặc khách. 
Có điển tích nói là ông là em trai thân cận của QUAN LỚN ĐỆ TAM. 
Những khi thanh nhàn, các ông thường ngự thuyền rồng, cùng dạo chơi khắp nơi, nhưng thấy cảnh dân chúng còn lầm than, vua cha liền sai ông lên khâm sai cõi trần, mở hội Phúc Duyên, giáng phúc trừ tai, độ cho dân buôn bán làm ăn phát tài, công danh thi cử thành đạt. 
2- Thần tích ông Bơ thoải phủ liên quan đến đền Hưng Long Thái Bình: 
Thần tích kể rằng: Làng Kênh Xuyên thuở xưa có hai vợ chồng lão ông Trần Thái Công và bà Đặng Thị, là người hiền lành nhân đức, tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có con cái. 
Một đêm, bà nằm mơ thấy thánh nữ xinh đẹp, uy nghi. mặc áo trắng, đai ngọc lưu ly bế một đứa bé trai kháu khỉnh ngự thành rồng vàng bay từ mặt nước lên. Thánh nữ nói: 
- Ta là con gái vua cha Bát Hải Động đình, Thủy TInh Ngọc Dung Xích Lân công chúa, thấy vợ chồng ngươi ăn ở hiền lành, siêng năng làm phúc, chăm sóc đèn hương, nên cho hoàng tử đến đầu thai làm con để lo báo hiếu, sau này sẽ cứu giúp dân lành.
 Sau đó, Thái bà mang thai và sinh hạ được bé trai khôi ngô, tuấn tú, lớn lên chỉ mộ về đạo Phật, không màng chuyện hôn phu. Năm hai hai tuổi, Minh Đức lập thảo am để hàng ngày nghiên cứu Phật Pháp Sau khi Thái ông qua đời, Thái Bà cũng quy tiên, Minh Đức cũng đi đâu không rõ. 
Thảo am trở nên hương lạnh khói tàn. Một đêm, dân làng ai cũng đều mơ thấy có một vị hoàng tử khôi ngô tuấn tú, đầu đội kim khôi, mặc áo trắng, lưng giắt kiếm bạc, cưỡi trên đôi bạch xà, hiện lên mặt biển, nói rằng: 
 - Ta là hoàng tử long cung, giáng sinh vào để tác phúc cho Thái ông, Thái bà nay hết hạn ta về thủy cung. Dân làng thời phải nên thờ phụng Thánh Mẫu Thủy Tinh cho nghiêm cẩn như xưa khi có nạn ắt ta đến cứu. 
Về sau sẽ âm phù cho đất đai rộng mãi. Sáng dậy ai cũng thuật lại cho nhau giấc mơ y hệt, bèn cung kính sợ hãi mà cho rằng thảo am rất linh thiêng nên lập thêm long ngai bài vị Minh Đức Hoàng Bơ Thoải đại vương để phụng thờ, hương hỏa ngày đêm không dứt. 
Từ đó thảo am trở thành một ngôi đền thờ và Ngài trở thành Thành Hoàng của làng. Đức Thành Hoàng sau này được triều Nguyễn sắc phong nhiều mỹ tự " Đông Hải Minh Đức Đại Vương thượng đẳng thần.
 Vào năm niên hiệu Hoàng Định thứ 6 vào đêm ngày mồng 6 rạng ngày mồng 7 tháng 3 các bậc nho sinh bình văn đọc thơ bổng xuất hiện một vị nho sinh mặt mày khôi ngô tuấn tú mặc sắc phục trắng xưng danh là Đệ Tam Thái Tử cùng bình văn đọc thơ. 
 Rạng ngày hôm sau thì không thấy vị nho sinh đâu nữa. Vì thế, người đời sau cứ mỗi độ xuân về lại tổ chức các cuộc bình văn đọc thơ để mong các bậc thần tiên giáng phàm. 
Cũng vì vậy, Đền Vạn Ngang Đồ Sơn đã lập thờ Quan Đệ Tam Thái tử tức Quan Hoàng Bơ là quan thủ đền. 
3- Thần tích ông Hoàng Bơ Thoải liên quan đến đền Cờn ngoài? Ngài hạ sinh vào thời Nam Bắc Tống phân tranh. Ngài tên là Tống Khắc Bính, là thái tử con vua Nam Tống Sau khi nhà Nam Tống bị nhà Bắc Tống đánh bại, Ngài dong thuyền ra biển Đông và thác hóa. Thân y trôi vào cửa Cờn được ông Hoàng Chín lúc bấy giờ đang tu ở đó vớt lên chôn cất. 
Sau này Ngài phù các triều Lý, Trần lập nhiều chiến công hiển hách nên được nhân dân gọi là ông Hoàng Bơ Thoải.
 - Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu về ĐẠO MẪU, thì TMV thấy cần lưu ý một số điểm như sau: 
- Trong các thần tích về Quan Hoàng Bơ ở trên chúng ta thấy: Đền Quan Hoàng Ba tại Hàn Sơn, nghe đâu mới xây dựng gần đây. Tuy đền có lưu truyền một thần tích, nhưng không có nhắc đến ngài xuất thân nơi đâu.
 Đền Hưng Công ở Thái Bình, tuy có thần tích khá rõ ràng về nơi giáng trần, nhưng Ngài lại được thờ như một Thành Hoàng làng. Riêng tại Đền Vạn Ngang có thần tích về sự hiển linh của Ngài. - Đền Vạn Ngang, Đền Hưng Công có sắc phong của triều đình phong kiến, còn đền Quan Hoàng Ba tại Hàn Sơn không có sắc phong nào. 
 Trên cơ sở đó, có thể nói đền Vạn Ngang, đền Hưng Công được coi là đền chính với hai thần tích khác nhau. 
Nhưng nhiều người cho rằng đền Vạn Ngang - Đồ Sơn mới là đền chính vì nơi đây Ngài đã hiển linh giáng trần.
 Đền Cờn Ngoài, trước đây nhiều người cho rằng đây là nơi thờ của Quan Hoàng Bơ. Tuy nhiên, gần đây, Đền Cờn Ngoài đã được Trung tâm Nghiên cứu Tiềm Năng Con người xác định là nơi thờ Quan Hoàng Chín chứ không phải là thờ Quan Hoàng Bơ. Vì vậy, thần tích Quan Hoàng Bơ là Tống Đế Bính - vua Nam Tống cần phải xem xét. 

 ____________________________ 
There are three temples of Quan Hoang Bo such as one in Han Son, Thanh Hoa, Hung Long Temple in Thai Binh and Van Ngang Temple in Do Son. DIVINITY: About the origin of Quan Hoang Bo, there are various documents. Let's read them in more details: 1. The divinity connected with Phong Muc Temple: Ong Bo is the third son of King Long Vuong Bat Hai Dong Dinh. He usually stays in the water palace, governing Vang Thuy Phu Temple. At times, he plays in the water and rides a gold carp. He is a stunning prince. At times, he rides the dragon boat all over the place, along with his friends to drink wine, recite poetry, play chess and enjoy the elegant pleasures of the noble guests. It is often said that he is the younger brother of the Third Great Mandarin. When he is leasurely, he usually sits on a dragon boat and roan around. But seeing the people in misery, the King asks him to govern the world in order to bless the people with wealth and success in their study. 2. The divinity connected with Hung Long Temple in Thai Binh: The legend has it that in the old village of Kenh Xuyen, there were a couple named Tran Thai Cong and Dang Thi. They were quite gentle and virtuous. Yet, although they were old, they had no children. One night, Dang Thi dreamed of a fairy wearing white costumes holding a baby boy hovering into the golden dragon flying from the water. She said: - I am the daughter of King Bat Hai Dong Dinh. Seeing you and your husband gentle and diligent, I have the prince to be born into your family to help the people. After that, Thai Ba was pregnant and gave birth to a handsome boy. When he grew up, he was obsessed with Buddhism and did not care about marriage. When he was 22 years old, Minh Duc built a shrine and stayed there to do research into Buddhism. After the couple passed away, Minh Duc was nowhere to be seen. The shrine became dilapidated. One night, the people in the village dreamed of a handsome prince wearing white costumes, bringing s silver sword on his back and riding a pairs of snakes. He appeared on the sea and said: - I am the prince of the water palace, born into the Thai Ba and Thai Ong's family. Now I have returned to the water palace. The villagers should take care of the shrine to worship Thuy Tinh Mother Goddess like before. If you have trouble, I'll save you. I'll help you expand the land. Waking up, people told each other of the same dream. They were scared, thinking that the shrine was very sacred. They set up a tablet of Lord Minh Duc Hoang Bo Thoai to worship him and took great care of the shrine. Since then, the shrine became a temple and he became the Saint of the village. The Saint, later, was rewarded with the title "Dong Hai Minh Duc Dai Vuong Thuong Dang Ton Than." In the year of Hoang Dinh the sixth, on the night of March the 7th, the people were reciting poetry when a handsome person wearing shite costumes, who called himself "The third prince" appeared and started reciting poetry with them. The next morning, he was nowhere to be seen. Therefore, later, people held the activity of reciting poetry with the wish that the Saints would appear. Therefore, Van Ngang temple is the place where people worship the third prince or Quan Hoang Bo. 3. The divinity connected with Con Temple He was born in the time when there was conflict in the North and South of Tong dynasty. His name was Tong Khac Binh, the prince of the South of Tong. After the South of Tong was defeated by the North of Tong, he rode a boat to the sea and passed away. His body drifted into the door of Ong Hoang Chin, who was practicing Buddhism. Ong Hoang Chin buried the body there. After that, he blessed the Ly and Tran dynasty with success in a lot of fights. So people call him Ong Hoang Bo Thoai. According to some researchers into the Mother Goddess religion, there are some points that need to be emphasized: According to some divinity about Quan Hoang Bo, we have: Quan Hoang Ba temple in Han Son was recently built. Although the temple has divinity about Quan Hoang Bo, there is no legend about where he came from. As for Hung Cong temple in Thai Binh, there is clear legend about where he was born, however, he is worshipped as a saint of the village there. As for Van Ngang temple, there is clear legend about his origin and he death. - The Van Ngang temple and Hung Cong temple have the title rewarded by the Imperial Court. Yet Hoang Ba tempe in Han was not rewarded with any title. On that basis, Van Ngang temple and Hung Cong temple are considered the main temples with two different divinity. But according to some people, Van Ngang temple in Do Son is the main temple because it is connected with the divinity about his death and returning to Heaven. Con Temple is considered the temple in which Quan Hoang Bo is worshipped. But according to the Center for Human Research, it is the place where Quan Hoang Chin is worshipped. Therefore, the divinity saying that Quan Hoang Bo was Tong De Binh needs to be reconsidered.

My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes