LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11 HÀNG NĂM


Nghề giáo niên là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí, bởi đó là nghề " trồng người ", đào tạo ra các chủ nhân tương lai của đất nước.

.............................
...............................................
Ngày nhà giáo Việt Nam là một ngày kỷ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20/11. Đây là ngày tôn vinh và tri ân những người hoạt động trong ngành giáo dục.

Hàng năm, tại Việt Nam có tổ chức kỉ niệm NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM ( ngày lễ hiến chương các nhà giáo Việt Nam) vào ngày 20 tháng 11.
 Đó là ngày lễ hội của ngành giáo dục, là ngày " tôn sư trọng đạo", nhằm mục đich tôn vình những người đã và đang hoạt động trong ngành này.
 Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô, những người từng " chèo lái" đưa họ qua sông cập bến an lành.
Vào ngày đó, học trò ( cũ và mới) thường mang hoa,  quà đến tặng thầy cô.
 Những bó hoa tươi thắm, những gói quà nhỏ giản dị, tuy là "của ít", nhưng lại thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc  của họ với những người  thầy kính yêu của mình.
Nhân dịp này, ngành giáo dục cũng thường dành thời gian để tổng kết và đánh giá hoạt động giáo dục trong thời gian đã qua, đồng thời lập phương hướng nâng cao chất lượng, sửa chữa, bổ sung những thiếu sót... để toàn ngành hoạt động tốt hơn trong thời gian tới.

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở PARIS đã lấy tên là LIÊN HIỆP QUỐC TẾ CÁC CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC, đã ra bản HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO
gồm 15 chương, nội ung chủ yếu như sau:
-Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản, nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chỉ, khoa học.
- Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi coi thường nghề dạy học, bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nhà giáo
- Quy định một số điều với các nhà giáo, đặc biệt coi trọng tính chất nhân văn của nghề dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến.
 Thàn 8/1954, tổ chức công đoàn các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới mà chủ yếu là các nhà giáo các nước xhcn, đã nhất trí thông qua bản HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO
Tại thủ đô Warszawa, từ ngày 26 đến ngày 30/5/1957,  đã diễn ra hội nghị quốc tế các tổ chức các nhà giáo lần thứ 2 với 57 nước tham gia, trong đó có Việt Nam, đã quyết định lấy ngày 20-11 là ngày QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO.
Tại Việt Nam, NGÀY QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 20/11/1958 trên toàn miền Bắc.
Hàng năm vào dịp kỉ niệm ngày lễ này, các tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần các nhà giáo trên toàn đất nước.
Ngày 28 tháng 9 năm 1982, hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ) đã ban hành quyết định 167- HĐBT, thiết lập ngày 20 tháng 11 là ngày lễ mang tên NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM.

Từ đó đến nây, ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với người thầy của mình, là ngày toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp công sức, tâm huyết cho sự nghiệp trông người, đào tạo ra những vị chủ nhân tương lai của đất nước.
 Các cụ xưa có câu: " Qua sông phải bắc cầu kiều
                                Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"
Qua năm tháng, câu nói ý giống như một chân lí giản dị chẳng bao giờ thay đổi, bởi vì “ Trên đời này, Không có một vĩ nhân nào, một anh hùng nào lại không qua bàn tay bế ẵm của người mẹ, còn trên trái đất này cũng không có một vĩ nhân, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt, dạy dỗ của người thầy giáo”.
 Ngày hiến chương các nhà giáo cũng sắp cận kề, TMV xin  kính chúc các thầy cô- những người lái đò giản dị mà vĩ đại ...sức khỏe, hạnh phúc bên người thân và thành công trong công việc.
 Xin cảm ơn các thầy cô rất nhiều. We love you!


My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes