CHẦU TÁM BÁT NÀN


Chầu Tám Bát Nàn là một vị Chầu bà giáng sinh vào thời kì nước ta còn đang phải sống trong ách đô hộ của nhà Đông Hán. 
Tên bà là Vũ Thục Nương, con gái thầy thuốc Vũ Chất, ở Phương Lâu, Bạch Hạc ( Vĩnh Phúc)
Tương truyền, gia đình họ Vũ Văn thuộc dòng hào phú,  có vợ chồng ông Vũ Chất bị hiếm muộn về đường con cái.
  Một hôm, ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ, thấy miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được xây dựng từ thời thượng cổ bị bỏ hoang, đổ nát, ông đã thành tâm kêu gọi nhân dân quanh vùng góp tiền của để cùng tu sửa lại ngôi miếu đó.
Khi ông trở về nhà, ban đêm đã mơ thấy có một người tiên nữ xin đến làm con để trả ơn ông đã tu sửa ngôi miếu đổ kia. 
Ít lâu sau, thái bà thụ thai, đến ngày rằm tháng 8 thì hạ sinh được một cô con gái, đặt tên là Vũ Thực Nương.
Thục Nương lớn lên không chỉ xinh đẹp, đảm đang mà còn giỏi cả cung kiếm.
Thái thú Giao Châu tên là Tô Định đem lòng si mê Thục Nương, muốn kết duyên cùng bà, nhưng bị từ chối.
Hắn liền sai người tới giết hại cha đẻ của Thục Nương và đức lang quân của Người.( là Phạm Danh Hương)
Thù nhà, nợ nước bốc cao như núi , Chầu đã tập hợp binh sĩ phất cờ khởi nghĩa.
Năm 40 ( sau công nguyên), Chầu cùng với Hai Bà Trung dấy binh, đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán.
Trong dân gian còn lưu truyền về tích này như sau: Khi dấy binh ở Tiên La, Chầu đã nghe  tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu người hiền tài  khắp nơi trong nước, để cùng họ giết giặc, song  Chầu còn băn khoăn không biết có nên tới đó tụ nghĩa hay không.
Vào một đêm, Chầu nằm mơ thấy sứ thần theo lệnh Ngọc hoàng, đến trao cho Chầu cờ thần ( cờ xan) và khuyên Chầu hãy theo Hai Bà Trung khởi nghĩa.
 Ngay sau đó, bà đã vâng lệnh vua cha Ngọc Hoàng về Mê Linh tụ nghĩa.
Chầu được bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân, giao cho bà cùng với bà Lê Chân ( Thánh Thiên Công Chúa), trấn giữ miền duyên hải ( Từ Hải Phòng đến Thái Bình)
Năm 43( sau công nguyên), sau ba năm nước nhà giành được độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta. 
Bà lại cùng với Hai Bà Trung kiên cường đánh trả, nhưng do là phái yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, lũ giặc đã dùng kế "hạ lưu". Vì biết quân ta toàn  nữ giói, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vô, các bà không chống đỡ nổi và phải rút lui.
Chầu Tám theo gương Hai Bà Trưng, đã trẫm mình xuống sông để bảo toàn khí tiết.
Đền Chầu Tám có ở rất nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất có đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, Thái Bình, đền Đồng Mỏ ở thị trấn Đồng Mỏ ( Lạng Sơn)
NGÀY TIỆC CHẦU TÁM BÁT NÀN Là ngày 17 tháng 3 âm lịch ( là ngày Chầu hóa)



My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes